https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/issue/feedTạp chí Khoa học Tây Nguyên2025-02-28T00:00:00+07:00Tạp chí Khoa học Tây Nguyêntapchikhoahocdhtn@ttn.edu.vnOpen Journal Systems<p>Tay Nguyen Journal of Science is a multidisciplinary journal. Our vision is to build a platform to share academic and research findings in the fields of Natural Sciences, Agriculture, Technology, Health, Education, Social Sciences, and Humanities. We look forward to receiving the attention of readers and scientists, national and international, to develop the Journal jointly.</p>https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/572Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư tại Khoa Ung Bướu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 20242024-12-24T16:10:28+07:00Vũ Thị Lan Anhvtlanh@ttn.edu.vnThị Thu Hường Vũvtlanh@ttn.edu.vnTrần Minh Sơnvtlanh@ttn.edu.vnNguyễn Thị Lệ Thủyvtlanh@ttn.edu.vn<p>Nghiên cứu này nhằm mô tả nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ (CSGN) của người bệnh (NB) ung thư tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2024. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2024. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 434 NB ung thư từ 18 tuổi trở lên đang điều trị nội trú, sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn. Phân tích số liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả cho thấy 88,2% NB có nhu cầu CSGN trên bảy khía cạnh. Trong đó, nhu cầu hỗ trợ quan hệ giao tiếp và mối quan hệ cộng đồng cao nhất (83,9%), tiếp theo là nhu cầu hỗ trợ thể chất (81,8%) và nhu cầu hỗ trợ tâm lý, tinh thần (73,5%). Ngoài ra, nhu cầu hỗ trợ thông tin y tế (71,2%) và hỗ trợ tài chính, phúc lợi xã hội (70%) cũng được ghi nhận. Hai nhu cầu ít phổ biến nhất là chăm sóc hỗ trợ các hoạt động hàng ngày (56,9%) và chăm sóc hỗ trợ khả năng tự chủ (56%). Những phát hiện này cho thấy đa số NB ung thư có nhu cầu CSGN đáng kể. Do đó, bệnh viện cần cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu của NB, từ đó nâng cao sự hài lòng của NB, cải thiện chất lượng cuộc sống và củng cố uy tín của bệnh viện.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/554Prevalence and associated factors of postpartum depression among women in Buon Ma Thuot city, Vietnam2024-11-29T11:01:52+07:00Hùng Thái Quangtqhung@ttn.edu.vnDương Hương Xuântqhung@ttn.edu.vnPhùng Thân Thươngtqhung@ttn.edu.vnNguyễn Trần Thủy Tiêntqhung@ttn.edu.vnPhạm Thị Hải Triềutqhung@ttn.edu.vnNguyễn Thị Ýtqhung@ttn.edu.vn<p>Postpartum depression (PPD) is a widespread condition that can severely impact both mothers and their children. Its prevalence varies across regions, and in the Central Highlands, PPD often remains undiagnosed and untreated. This study aims to determine the prevalence of PPD and identify the associated factors among women residing in Buon Ma Thuot City. A cross-sectional study was conducted involving 363 women with infants aged 4 to 48 weeks. PPD was assessed using the Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS), with related factors evaluated through a semi-structured questionnaire. The findings revealed a PPD prevalence of 12.7% (95% CI: 9.2% - 16.1%) at an EPDS cut-off score of 13. Multivariate analysis identified several significant risk factors, including living alone (PR = 2.81, p = 0.008), low income (PR = 2.23, p = 0.010), dissatisfaction from the husband’s family regarding the child’s gender (PR = 2.31, p < 0.045), and marital conflict (PR = 5.84, p < 0.001). These findings highlight the considerable prevalence of PPD in Buon Ma Thuot City, with key contributing factors rooted in family dynamics, socioeconomic status, and cultural attitudes. Addressing these risk factors through comprehensive interventions is crucial for reducing the incidence of PPD and improving maternal well-being.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/570Kết quả điều trị phác đồ thuốc Ivermectin trên bệnh nhân có huyết thanh dương tính Toxocara spp. tại Bệnh viện trường Đại học Tây Nguyên2024-12-02T15:31:41+07:00Thanh Thảo Nguyễnnguyenthanhthao@ttn.edu.vnNguyên Đăng Trần Thịttndang@ttn.edu.vnThu Thanh Trần Thịtranthithuthanh9d@gmail.comTrọng Quang ThânDrthanquang@gmail.com<p>Bệnh do ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara .spp) ở người được xem là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD), bệnh phân bố trên toàn cầu và có tác động lớn đến sức khỏe y tế cộng đồng. Cho đến nay, việc điều trị trên bệnh nhân (BN) nhiễm Toxocara spp. vẫn luôn đặt ra nhiều thách thức. Do đó, việc đánh giá kết quả điều trị của thuốc và nghiên cứu phát triển thuốc mới hiệu quả là rất quan trọng trong việc điều trị bệnh toxocariasis. Nghiên cứu mô tả loạt ca trên 60 BN đủ tiêu chuẩn trong tổng số 120 BN dương tính với ấu trùng Toxocara spp. kèm theo một số triệu chứng điển hình đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên năm 2023 - 2024. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn qua bộ câu hỏi đóng. Kết quả ghi nhận: Tuổi trung bình mẫu nghiên cứu là 46,21 ± 14,37, tuổi từ 40 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,33%). Tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. ở giới nữ (68,33%) cao hơn giới nam (31,67%); trong đó, dân tộc Kinh là chủ yếu (90,00%) và nghề nghiệp nông dân (61,67%). Triệu chứng chủ yếu ở da và niêm mạc chiếm tỷ lệ cao nhất (ngứa 96,67%; mẩn đỏ 73,33%; mày đay 46,67%), tiếp đến là biểu hiện ở thần kinh (đau đầu 46,67%; mất ngủ 33,33%). Các triệu chứng đã giảm sau điều trị 60 ngày với thuốc ivermectin phác đồ đơn trị và phối hợp đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Thuốc ivermectin có hiệu quả với các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, mày đay, đau đầu, mất ngủ, nhức mỏi tê bì. Chỉ ghi nhận 01 trường hợp xuất hiện triệu chứng của tác dụng không mong muốn (TDKMM) khi điều trị với ivermectin phác đồ đơn trị. TDKMM khi điều trị thuốc ivermectin phác đồ phối hợp gồm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc đau đầu.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/553Đặc điểm lâm sàng viêm ruột thừa biến chứng tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên2024-12-09T10:21:10+07:00Quang Chiến Bùiquangchienqnavn@gmail.comMinh Hải Phươngpmhai@ttn.edu.vn<p>Viêm ruột thừa cấp là một bệnh phổ biến nhất trong cấp cứu ngoại khoa ổ bụng. Viêm ruột thừa cấp chia ra thành 2 loại: không biến chứng và có biến chứng. Viêm ruột thừa có biến chứng được định nghĩa là viêm ruột thừa thủng, áp – xe ruột thừa, viêm phúc mạc ruột thừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân viêm ruột thừa có biến chứng thường có triệu chứng đau bụng dữ dội. Đau chủ yếu vùng hố chậu phải hoặc có thể đau vùng quanh rốn, thượng vị lan ra. Dấu cảm ứng phúc mạc hiện diện trong đa số các trường hợp 94,8%. Triệu chứng toàn thân sốt thường gặp và thường sốt cao từ 39 độ C trở lên; điều trị trước khi vào viện ảnh hưởng triệu chứng sốt. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện thường từ 36 đến 48 giờ. Trong quá trình thực hành lâm sàng cần lưu ý các trường hợp bệnh nhân có vị trí ruột thừa đặc biệt sau manh, đại tràng sẽ không có dấu cảm ứng phúc mạc. Viêm ruột thừa có biến chứng có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ kết quả xấu nghiêm trọng.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/569Thực trạng kỹ năng thiết kế chủ đề STEM trong môn toán của sinh viên ngành giáo dục tiểu học Trường Đại học Tây Nguyên2024-12-10T09:15:45+07:00Thảo Bùibuiphuongthao@ttn.edu.vnNguyễn Hữu Hiếunhhieu@ttn.edu.vn<p>Dạy học tiếp cận giáo dục STEM trở thành xu thế giáo dục trên toàn cầu. Giáo dục STEM đã tác động vào công cuộc cải cách giáo dục của nước ta. Kỹ năng (KN) thiết kế chủ đề STEM là một KN quan trọng đối với sinh viên (SV) sư phạm nhằm đáp ứng mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc đánh giá KN thiết kế chủ đề STEM trong môn Toán của SV có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Bài báo trên cơ sở nghiên cứu lí luận, khảo sát thực tế và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu lí luận, quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xử lí số liệu thống kê với phần mềm SPSS 25 để lựa chọn, đánh giá thực trạng KN thiết kế chủ đề STEM trong môn Toán của SV ngành Giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Tây Nguyên.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/551Tác động của Ted Talks đến sự phát triển kỹ năng nói tiếng anh của sinh viên chuyên ngữ tại Trường Đại học Tây Nguyên2024-12-02T14:35:26+07:00Phước Phạmpvphuoc@ttn.edu.vnXuân Hoànghtxuan@ttn.edu.vnAn Trươngtban@ttn.edu.vn<p>Bài báo này tập trung đánh giá tác động của TED Talks đến sự phát triển kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ tại Trường Đại học Tây Nguyên. Nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh, phân tích những tác động tích cực mà TED Talks mang lại. Các khía cạnh được xem xét bao gồm việc mở rộng vốn từ vựng, nâng cao kỹ năng nghe và nói, tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hóa thực tế, phát triển tư duy phản biện và khả năng phân tích, tăng cường động lực và hứng thú trong học tập, cũng như rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng. Bằng phương pháp kết hợp khảo sát 50 sinh viên để thu thập dữ liệu định lượng và phỏng vấn sâu 10 sinh viên để thu thập dữ liệu định tính, kết quả cho thấy TED Talks là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc phát triển kỹ năng nói của sinh viên. Nghiên cứu đề xuất tích hợp TED Talks một cách có hệ thống vào quá trình giảng dạy tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu quả học tập.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/575Đánh giá năng lực số của giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên2024-12-01T13:00:00+07:00Nghiêm Hồng Ngọc Bích Phạmpnhnbich@ttn.edu.vnThảo Vy Phạmptvy@ttn.edu.vnĐỗ Thị Thanh Xuânpnhnbich@ttn.edu.vnVăn Ba Nguyễnnvba@ttn.edu.vn<p>Trong thời đại giáo dục số, việc trang bị năng lực số cho giảng viên là một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này hướng đến việc đánh giá năng lực số của giảng viên tại trường Đại học Tây Nguyên, nhằm đo lường mức độ ứng dụng công nghệ trong công việc của giảng viên. Sử dụng bảng khảo sát gồm 22 biến quan sát dựa trên các khung năng lực số của Perifanou (2021) và Tzafilkou (2023), nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 300 giảng viên thông qua phương pháp chọn mẫu theo định mức. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha đều đạt mức cao (≥ 0,8), khẳng định độ tin cậy của 6 thành phần năng lực số: Chuẩn bị giảng dạy, Quản lý và hỗ trợ sinh viên, Hoạt động đánh giá, Phát triển chuyên môn, Phát triển trường học, và Đổi mới giáo dục. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy phương sai trích đạt 74,63%, đồng thời giữ nguyên 6 thành phần ban đầu. Nhìn chung, giảng viên tự đánh giá năng lực số ở mức trung bình, với thành phần “Phát triển chuyên môn” được đánh giá cao nhất (điểm trung bình là 3,56) và “Hoạt động đánh giá” thấp nhất (điểm trung bình là 3,12). Phân tích năng lực số theo khoa chỉ ra sự khác biệt đáng kể: Khoa Ngoại ngữ và Khoa Khoa học Tự nhiên & Công nghệ có năng lực số tốt hơn các khoa còn lại, đặc biệt ở các năng lực “Hoạt động đánh giá” và “Chuẩn bị giảng dạy”. Những hạn chế này chủ yếu do thiếu nguồn lực công nghệ và các chương trình đào tạo phù hợp.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/555Phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Tây Nguyên2024-12-03T16:01:53+07:00Hiếu Nguyễn Hữunhhieu@ttn.edu.vnThảo Bùi Thị Phươngbuiphuongthao@ttn.edu.vn<p>Giáo dục STEM đã trở thành xu thế giáo dục trên toàn cầu. Phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM giúp sinh viên tích hợp kiến thức liên môn, tạo ra các bài học phong phú, thực tiễn, nâng cao khả năng sáng tạo và thích ứng của sinh viên với các phương pháp dạy học tích cực. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho vai trò là giáo viên trong tương lai. Thực tiễn đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên hiện nay cho thấy sinh viên chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện năng lực tổ chức dạy học STEM, chưa có khung năng lực cũng như các biện pháp cụ thể để sinh viên rèn luyện năng lực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng, bài viết đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học tại Trường Đại học Tây Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/583Sự lưu hành và yếu tố liên quan nhiễm Trychostrongylus spp. ở bò tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk2024-12-14T14:37:53+07:00Trần Thị Thắmtranthitham@ttn.edu.vnĐỉnh Nguyễn Ngọcnndinh@ttn.edu.vnRí Nguyễn Thịnthiri@ttn.edu.vnHiền Mai Thị Thumtthien@ttn.edu.vn<p>Giun xoăn dạ múi khế Trichostrongylus spp. ký sinh chủ yếu trên động vật ăn cỏ, gồm nhiều loài khác nhau, trong đó có một số loài có thể lây sang người. Nghiên cứu cắt ngang này được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu theo cụm nhiều giai đoạn tại 03 xã: Xuân Phú, Ea Kmút, Ea Đar thuộc huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk nhằm khảo sát sự lưu hành và yếu tố liên quan nhiễm Trichostrongylus spp. trên bò. Kết quả xét nghiệm mẫu phân từ 431 bò bằng phương pháp phù nổi cho thấy tỉ lệ nhiễm Trichostrongylus spp. là 14,8% (KTC 95%: 11,5% - 18,5%). Kết quả xét nghiệm PCR và giải trình tự gen chỉ ra rằng có sự lưu hành các loài giun xoăn thuộc giống Trichostrongylus gồm T. axei, T. capricola, T. colubriformis, T. retortaeformis và T. vitrines ở bò nuôi tại huyện Ea Kar. Tính biệt và phương thức nuôi có liên quan đến sự lưu hành Trichostrongylus spp. ở bò. Bò đực có tỉ số Odds nhiễm giun xoăn cao hơn 1,96 (KTC 95%: 1,12 - 3,42) lần so với bò cái; bò nuôi tại vùng có phương thức nuôi bán chăn thả (Xuân Phú) và nuôi nhốt (Ea Kmut) có nguy cơ nhiễm cao hơn so với vùng có phương thức nuôi thả (Ea Đar).</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/584Sử dụng hàm hồi quy phi tuyến tính mô tả sinh trưởng của bò lai F1 (Brahman x Lai Sind, Red Angus x Lai Sind, BBB x Lai Sind)2025-01-02T09:48:37+07:00Kim Chi Ngô Thịntkchi@ttn.edu.vnTrần Quang Hạnhkimchidhtn@gmail.comPhạm Thế Huệkimchidhtn@gmail.comĐỗ Đức Lựckimchidhtn@gmail.comPhạm Văn Phakimchidhtn@gmail.comHoàng Anh Dươngkimchidhtn@gmail.comLê Đức Ngoankimchidhtn@gmail.com<p>Nghiên cứu này nhằm xác định một mô hình hồi quy phi tuyến tính phù hợp trong số 3 mô hình Gorpertz, Logistic và Von Bertalanffy để mô tả đặc điểm sinh trưởng của bò lai F1(Brahman x Lai Sind), F 1(Red Angus x Lai Sind) và F1(BBB x Lai Sind) theo độ tuổi. Tổng 150 bò (mỗi tổ hợp 50 con bao gồm 25 bò cái và 25 bò đực) nuôi tại huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk được sử dụng để xác định khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi. Hàm Von Bertalanffy có hệ số xác định R2(96,81- 98,76) cao nhất, hệ số AIC (2711,44 – 2730,56) và BIC(2726,25-2745,38) thấp nhất so với hàm Gorpertz và hàm Logistic. Bò BRL, RAL và BBL có tuổi tại điểm uốn dao động trong khoảng 10,03-14,61 tháng tuổi và khối lượng tại điểm uốn trong khoảng từ 233,15-327,15 kg. Hàm Von Bertalanffy được đề nghị áp dụng để ước tính khối lượng của bò lai BRL, RAL và BBL theo tuổi.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/581Ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ chất lượng đất trồng cây lâu năm tại xã Cư M'gar, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk2024-12-17T11:51:17+07:00Vững Nguyễn Xuânnxvung@ttn.edu.vnCường Nguyễn Thúyntcuong@ttn.edu.vn<p>Chất lượng đất là một chỉ số quan trọng để lựa chọn và thiết lập các biện pháp canh tác cây trồng phù hợp và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất. Bằng cách so sánh độ chính xác của các phương pháp nội suy IDW, Kriging và Spline, nghiên cứu ghi nhận Spline là phương pháp tiếp cận tối ưu để lập bản đồ hàm lượng Nitơ (N%) và Kali (K2O%), trong khi Kriging chứng minh tính ưu việt trong việc lập bản đồ hàm lượng Phốt pho (P2O5%) trong đất trồng cây lâu năm tại xã Cư M’gar. Kết quả nội suy cho thấy hàm lượng Nitơ tổng số trong đất ở cả ba mức: giàu (394,08 ha, chiếm 16,41%), trung bình (1.481,45 ha, 61,68%) và nghèo (526,26 ha, 21,91%). Hàm lượng Kali tổng số thấp, trong khi hàm lượng Phốt pho tổng số cao trên toàn bộ diện tích. Chất lượng đất trồng cây lâu năm theo các chỉ tiêu tổng số về Nitơ, Phốt pho và Kali được đánh giá ở mức trung bình, với số điểm trung bình từ 60 - 80 điểm.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/588Nghiên cứu hiện trạng phân bố, đặc điểm lâm học và vật hậu của loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre) tại Vườn Quốc gia Yok Đôn2024-12-22T20:50:14+07:00Hiếu NguyễnHieuyokdon@gmail.comHường Hoànghuong15021985@gmail.comXuân Phấnttxphan@ttn.edu.vnĐặng Văn DungHieuyokdon@gmail.com<p>Cây Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre) là loài cây gỗ lớn, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay phân bố tự nhiên của loài này đã bị thu hẹp, chủ yếu chỉ còn ở một số khu bảo tồn tại miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu tiến hành khảo sát và lập 9 ô tiêu chuẩn (OTC) 2.500 m² (50 m x50 m) tại các khu vực phân bố tập trung của loài Trắc để điều tra phân bố, đặc điểm lâm học và vật học. Nghiên cứu theo dõi vật hậu tập trung vào 05 cây trưởng thành để quan sát các giai đoạn sinh trưởng và ra hoa kết quả của loài Trắc trong 03 năm (2022 - 2024). Kết quả nghiên cứu cho thấy Trắc phân bố chủ yếu ở các khu rừng khộp, ven rừng thường xanh và rừng bán thường xanh nghèo và trung bình, đặc biệt là trên các sườn đồi thấp, độ cao từ 190m – 300 m, độ dốc từ 10 – 20°. Mật độ cây Trắc phân bố ở khu vực nghiên cứu là khá thấp, dao động từ 04 - 68 cây/ha, các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính và chiều cao có sự biến động so với mức trung bình của lâm phần. Hầu hết các cây Trắc chưa tham gia vào nhóm ưu thế loài, trừ OTC 4 với chỉ số quan trọng IV chiếm 5,3%. Khả năng tái sinh tự nhiên của cây Trắc rất yếu, đặc biệt là tái sinh từ hạt, dẫn đến số lượng cây trưởng thành ngày càng bị suy giảm. Quả Trắc chín từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12, với thời gian thu hái hạt giống nên diễn ra từ đầu đến hết tháng 11. Cần tránh thu hái quả trong những ngày mưa.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/579Tuyển chọn và ứng dụng các vi sinh vật hữu ích để xử lý phụ phẩm sau trồng nấm làm phân bón hữu cơ vi sinh2024-12-14T14:51:29+07:00Nguyễn Khoa Trưởngnpdnguyen@ttn.edu.vnLê Ngọc Triệunpdnguyen@ttn.edu.vnLê Thị Anh Túnpdnguyen@ttn.edu.vnHoàng Việt Hậunpdnguyen@ttn.edu.vnNguyễn Thị Bích Liênnpdnguyen@ttn.edu.vnPhan Trung Trựcnpdnguyen@ttn.edu.vnMai Thị Mỹ Lanhnpdnguyen@ttn.edu.vnNguyên Nguyễn Phương Đạinpdnguyen@ttn.edu.vn<p>Qua quá trình phân lập và đánh giá hoạt tính, đã tuyển chọn được các chủng vi sinh vật hữu ích, các chủng này được bổ sung trong quá trình xử lý phụ phẩm trồng nấm để tạo nguồn phân hữu cơ vi sinh phục vụ canh tác nông nghiệp, đánh giá hiệu quả của nguồn phân này được thể hiện trong các thực nghiệm canh tác cây Bồ công anh (Taraxacum officinale (L.) Weber). Nghiên cứu này đã tuyển chọn được chủng NLD8 là loài Rhizobium sp., có khả năng cố định đạm ở mức 3,42 mg N/L; 1,88 mg NH4+/L; chủng PDT5 là loài Burkholderia arboris có khả năng chuyển hóa lân khó tiêu ở mức 13,62 mg/L và chủng IDL3 là loài Klebsiella variicola có khả năng sản sinh IAA ở mức 221,20 μg IAA/mL. Quá trình xử lý phụ phẩm trồng nấm có sử dụng các chủng vi khuẩn được tuyển chọn theo phương pháp ủ có kiểm soát và cung cấp khí định kỳ cho thấy hiệu quả chuyển hóa cơ chất cao. Sau 75 ngày ủ, sản phẩm phân hữu cơ vi sinh thu được có các chỉ tiêu hóa lý đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng phân hữu cơ vi sinh, cụ thể là độ pH ở mức 5,6; độ ẩm 58%, hàm lượng nitơ tổng số đạt 1,93%; hàm lượng lân đạt 0,95%, hàm lượng kali đạt 1,76% và hàm lượng chất hữu cơ đạt 41,2%. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh được tạo ra từ phụ phẩm sau trồng nấm bổ sung vào đất trồng cây Bồ công anh giúp tỷ lệ nảy mầm đạt 98,89% và năng suất thu được cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Nghiên cứu này bước đầu góp phần xử lý phụ phẩm trồng nấm tạo phân bón hữu cơ vi sinh đạt chất lượng, hỗ trợ trong canh tác nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tham gia vào việc nâng cao giá trị kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/577Khảo sát tiết diện tán xạ vi phân của O2 bằng mô hình các nguyên tử độc lập và mô hình đa tán xạ2024-12-03T22:50:42+07:00Hiền Nguyễn Thịnthien@ttn.edu.vn<p>Tính toán tiết diện tán xạ vi phân của phân tử rất quan trọng trong việc xác định thông tin cấu trúc của phân tử. Trong công trình này, chúng tôi sử dụng mô hình nguyên tử độc lập và mô hình đa tán xạ để tính toán tiết diện tán xạ vi phân của phân tử O2 khi các electron tới có năng lượng khác nhau là 100 eV, 300 eV và 1000 eV. Kết quả cho thấy, khi năng lượng electron tới đạt giá trị thấp là 100 eV, tiết diện tán xạ vi phân tính bằng mô hình đa tán xạ phù hợp với số liệu thực nghiệm hơn so với mô hình nguyên tử độc lập. Khi năng lượng electron tới tăng lên 300 eV và 1000 eV, tiết diện tán xạ vi phân tính bằng hai mô hình khá phù hợp nhau và phù hợp với số liệu thực nghiệm. Do đó, khi năng lượng electron tới đạt giá trị thấp là 100 eV, nên sử dụng mô hình đa tán xạ để thu được tiết diện tán xạ vi phân chính xác. Ở vùng năng lượng electron tới cao 300 eV và 1000 eV, nên sử dụng mô hình nguyên tử độc lập để tiết kiệm tài nguyên tính toán, bao gồm tài nguyên máy tính và thời gian tính toán.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyênhttps://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/578Đánh giá khả năng trồng nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus hybrid) trên bã atiso từ công nghệ sản xuất cao atiso tại Tây Nguyên2024-12-24T13:55:03+07:00Trần Thị Nhungnhkien@ttn.edu.vnLê Minh Trọngnhkien@ttn.edu.vnTạ Thiên Anhnhkien@ttn.edu.vnLê Viết Ngọcnhkien@ttn.edu.vnNguyễn Thị Mộng Điệpnhkien@ttn.edu.vnTrương Bình Nguyênnhkien@ttn.edu.vnNguyễn Hữu Kiênnhkien@ttn.edu.vn<p>Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm bào ngư tím (Pleurotus ostreatus hybrid) trên nền cơ chất có chứa bã thải atiso từ công nghệ sản xuất cao atiso tại Đà Lạt, theo phương pháp sốc nhiệt không qua hấp thanh trùng. Kết cấu dạng sợi nén chặt, hàm lượng nitơ cao và độ ẩm trên 85% của bã thải atiso đã được cải thiện bằng cách phối trộn với bã mía của nhà máy mía đường theo tỷ lệ 7:3 (CCPT7:3) với các chỉ số về ẩm độ là 75%, nitơ là 1,6%, carbon 34,6%. Trên nền cơ chất này, nấm bào ngư tím có thời gian thu hoạch lần đầu 42,3 ngày; hiệu suất sinh học (BE) đạt 80,1%. Hình thái quả thể hoàn toàn tương đồng với quả thể nấm cùng loại trên thị trường. Nấm trồng trên cơ chất CCPT7:3 có hàm lượng protein tổng (35,5 %) cao hơn rõ rệt so với nấm trồng trên bã mía (26,2%); trong khi đó, hàm lượng lipid tổng số, carbonhydrat tổng số và năng lượng lại thấp hơn so với chủng nấm thương phẩm. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề hướng tới việc nghiên cứu và xây dựng quy trình trồng nấm trên bã thải atiso tại Tây Nguyên.</p>2025-02-28T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên