Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh <p>Tay Nguyen Journal of Science is a multidisciplinary journal. Our vision is to build a platform to share academic and research findings in the fields of Natural Sciences, Agriculture, Technology, Health, Education, Social Sciences, and Humanities. We look forward to receiving the attention of readers and scientists, national and international, to develop the Journal jointly.</p> Trường Đại học Tây Nguyên vi-VN Tạp chí Khoa học Tây Nguyên 2815-648X Đánh giá năng suất sinh sản của heo nái qua bổ sung cỏ cà ri (Trigonella Foenum-Graecum L.) vào khẩu phần ăn https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/523 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Nghiên cứu được thực hiện tại trại Heo Dũng Nhung thuộc xã Định Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ nhằm đánh giá năng suất sinh sản ở heo nái qua bổ sung cỏ cà ri (<em>Trigonella Foenum-Graecum</em> L.) vào khẩu phần ăn. Tổng số heo nái trong nghiên cứu là 30 con của trại. Mỗi heo nái từ lúc mang thai đến nuôi heo con cai sữa (28 ngày tuổi) được bổ sung 0,2% cỏ cà ri vào chế độ ăn cơ bản mỗi ngày. Kết quả cho thấy heo nái mang thai ở nghiên cứu trung bình là 114 ngày. Sau khi cai sữa heo con, heo nái lên giống lại lúc 7,4 ngày và phối giống lúc 8,7 ngày với tỉ lệ đậu thai là 93,3%. Tỉ lệ heo lên giống lại sau khi cai sữa heo con cao nhất từ 7-14 ngày là 66,7%, từ 0-7 ngày 26,7% và trên 14 ngày là 6,6%. Số heo con được sinh ra trên ổ là 11,8 con, khối lượng heo sơ sinh toàn ổ là 15,3 kg, khối lượng bình quân heo sơ sinh đạt 1,4 kg/con. Số heo con 21 ngày tuổi là 10,1 con/ổ với tỉ lệ sống là 91,8 %. Khối lượng heo 21 ngày tuổi đạt 61,3 kg/ổ. Số heo 28 ngày tuổi trong nghiên cứu này là 9,7 con/ổ với tỉ lệ sống là 87,7 %. Khối lượng toàn ổ heo con cai sữa là 73,4 kg/ổ.</p> </div> </section> <section id="record-files" class="rel-mt-2 rel-mb-3" aria-label="Files"></section> Nhân Phan Phương Nguyễn Thị Mỹ Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 37 44 10.5281/zenodo.14016620 Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B ở sinh viên Y khoa, trường Đại học Tây Nguyên năm 2022 https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/400 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Nghiên cứu nhằm khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B, các yếu tố liên quan và so sánh tỷ lệ này ở 2 nhóm sinh viên Y3-4 và Y5-6. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 560 sinh viên Y khoa từ năm thứ 3 đến năm thứ 6 bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn phân tầng tại khoa Y Dược, trường Đại học Tây Nguyên trong thời gian từ 01/01/2022 đến 31/12/2022. Số liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi tự vấn được soạn sẵn thông qua phương thức khảo sát trực tuyến và được xử lý bằng phần mềm thống kê STATA 10.0. Phép kiểm Chi bình phương để so sánh 2 tỷ lệ và Wilcoxon rank-sum test để so sánh 2 trung vị. Kết quả: trong 560 đối tượng tham gia có 51,3% sinh viên có kiến thức đúng; 61,1% sinh viên có thực hành đúng với chỉ gần 2/3 (62,9%) tổng số sinh viên đã tiêm ngừa đủ liều vắc xin viêm gan siêu vi B; 99/560 sinh viên đã từng phơi nhiễm trên lâm sàng với 54/99 sinh viên có thực hành đúng sau thời điểm bị phơi nhiễm; có ghi nhận mối liên quan giữa giới tính và tình trạng hiện mắc viêm gan siêu vi B với thực hành về phòng ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi B (p &lt; 0,05; OR=1,58; OR=3,55). Kết luận: tỷ lệ kiến thức đúng và thực hành đúng của sinh viên Y khoa từ năm 3 đến năm 6 đạt mức trung bình, trong khi thái độ của đối tượng nghiên cứu rất tốt về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B. Nhóm sinh viên Y5-6 có tỷ lệ kiến thức, thái độ và thực hành đúng cao hơn so với nhóm Y3-4.</p> </div> </section> Ánh Bắc Trần Bùi Thanh Diện Nguyễn Thị Thanh Hậu Bạch Đình Hậu Mai Thị Hoài Nguyễn Quang Hùng Thái Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 45 53 10.5281/zenodo.14016637 Đặc điểm tiêu chảy cấp và các yếu tố nguy cơ ở trẻ em dân tộc thiểu số tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2023 https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/469 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2017, có khoảng 2 tỷ trường hợp mắc bệnh tiêu chảy hàng năm trên toàn thế giới và 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thiệt mạng vì tiêu chảy mỗi năm, chủ yếu ở các nước đang phát triển. Con số này chiếm 18% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong và có nghĩa là hơn 5000 trẻ em tử vong mỗi ngày do các bệnh tiêu chảy. Kết quả: Nghiên cứu trên 120 case trẻ em dân tộc thiểu số mắc tiêu chảy cấp, với phương pháp mô tả hàng loạt ca cho thấy: Trẻ nam chiếm tỷ lệ cao (62,5%) gấp 1,5 lần so với nữ, chủ yếu là dân tộc Êđê (67,5%). Độ tuổi mắc bệnh thường gặp là nhóm &lt;5 tuổi. Phần lớn nhập viện trong tình trạng không mất nước (90,8%). Xét nghiệm máu lúc vào viện cho thấy tình trạng số lượng bạch cầu máu ngoại biên đa số là bình thường, nhưng neutrophil tăng cao và lympho giảm chiếm phần lớn, phù hợp bệnh cảnh tiêu chảy cấp nghi cho vi khuẩn (55,8% có Neutrophil tăng, 65% có lympho giảm), tình trạng tăng neutrophil cao ở nhóm trẻ có độ tuổi &gt; 2, mối liên quan giữa neutrophil với độ tuổi có ý nghĩa thống kê với p &lt;0,001. Một số yếu tố nguy cơ tiêu chảy cấp hay gặp là ăn dặm sớm ở độ tuổi 4-6 tháng ( 70.8%), suy dinh dưỡng ( 65%), chưa uống Rotavirus (93,3%) và đa số còn sử dụng nước giếng để sinh hoạt (80%). Khảo sát thấy có mối liên quan giữa tình trạng mất nước với cách sử dụng nhà vệ sinh (p &lt;0,005), và không liên quan tới độ tuổi của trẻ.</p> </div> </section> <section id="record-files" class="rel-mt-2 rel-mb-3" aria-label="Files"></section> Lê Thị Lệ Thủy Trịnh Duy Linh Lê Vũ Phương Thùy Trần Thị Thơ Nguyễn Thị Huyền Trang Trần Thanh Vân Vũ Võ Đình Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 54 59 10.5281/zenodo.14016688 Tình trạng thừa cân – béo phì và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường Type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2023 https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/495 <p>Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 236 bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên từ tháng 1/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng có chỉ số BMI bình thường là 43,2%, thừa cân là 22,9, béo phì là 30,9% và thiếu năng lượng trường diễn là 3%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân, béo phì có ý nghĩa thống kê (p&lt;0,05): nam giới có nguy cơ thừa cân béo phì cao gấp 2,15 lần so với nữ giới (OR =2,15; 95%CI: 1,24 – 3,71; p=0,006), nhóm có người bệnh đã nghỉ hưu có nguy cơ thừa cân béo phì cao gấp 2,77 lần so với nhóm người bệnh nghề nghiệp khác (OR =2,77; 95%CI:1,5 – 5,2; p=0,002), nhóm sử dụng rượu bia có nguy cơ thừa cân,béo phì cao gấp 2,33 lần so với nhóm không sử dụng (OR =2,33;95%CI:1,36 -4,0; p=0,002. Tỷ lệ thừa cân – béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 còn cao. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tư vấn dinh dưỡng, khuyến khích người bệnh hoạt động thể lực phù hợp với tình trạng sức khỏe.</p> Tâm Trần Nguyễn Thủy Duyên Mã Thắm Lê Sơn Nguyễn Nguyễn Thị Pháp Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 60 66 10.5281/zenodo.14016767 An overview of the potential application of Prodigiosin in control of plant pathogenic organisms https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/547 <p>Prodigiosin (PG) is a red pigment mainly biosynthesized by Serratia marcescens. This pigment compound possesses potential applications in various fields. Due to showing various bioactivities, PG has received much attention for study. Numerous review papers concerning the production and applications of PG were reported. However, almost all previous reviews focus on its potential application in medicine. To date, PG has been widely investigated for its application in agriculture with plant anti-pathogenic potent against nematodes, fungi, and bacteria. To highlight the novel and promising utilization of PG in agriculture, this review extensively presented and discussed the applications of PG in agriculture via in vitro tests, greenhouse tests, and field studies. The mechanism action of PG was also presented in this paper.</p> Văn Bốn Nguyễn Bá Phong Trương Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 1 10 10.5281/zenodo.14016349 Phytochemical profiles and potential biological activities of the flower extract of Santalum album L. grown in Dak Lak province https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/542 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>This study explores phytochemical profiles and several biological activities of Santalum album L. flowers collected from Dak Lak Province, Vietnam. The qualitative phytochemical analysis of Santalum album flower extracts reveals the presence of free triterpenoids, flavonoids, and tannins, particularly in the alcohol and water extracts, suggesting a rich source of bioactive compounds with potential therapeutic benefits, while other compound groups like saponins, alkaloids, coumarins, and essential oils are either absent or present in very low concentrations. Through UHPLC methods, a range of bioactive compounds were identified, including 10 flavonoids and 2 polyphenols compounds. Main compounds identified include salicylic acid, vitexin and catechin. The antioxidant potential of the extracts was evaluated using DPPH and ABTS radical scavenging assays with IC50 values of 152.08 ± 0.11 µg/mL and 104.32 ± 0.19 µg/mL, respectively, showing significant free radical inhibition. Additionally, the extracts demonstrated inhibitory activity against α-glucosidase and α-amylase with IC50 value of 233.05 ± 0.32 µg/mL and 124.27 ± 0.17 µg/mL respectively. These findings suggest the potential of the Santalum album L. flower extract in managing diabetes, particularly with its weaker inhibition of α-amylase compared to acarbose, which may help minimize side effects commonly associated with synthetic drugs. This research represents the first comprehensive phytochemical investigation of Santalum album flowers, revealing a rich chemical profile that supports further exploration into their pharmacological applications.</p> </div> </section> <section id="record-files" class="rel-mt-2 rel-mb-3" aria-label="Files"></section> Thi Kim Phung Phan Thi Minh Tam Tran Thi Hong Nguyen Thi Thu Hong Le Duc Dinh Nguyen Thi Thanh Thanh Ho Dũng Đoàn Mạnh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 11 18 10.5281/zenodo.14016506 Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể gỗ gáo trắng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số loài nấm ăn và nấm dược liệu https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/546 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Thị trường nấm ăn và dược liệu ngày càng được mở rộng, điều này tạo ra nhu cầu lớn cho ngành sản xuất nấm. Tây Nguyên nói chung, đặc biệt là Lâm Đồng nói riêng, đã trở thành một trong những vùng trọng điểm của cả nước về trồng nấm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sử dụng trồng nấm hiện nay chủ yếu là mùn cưa gỗ Cao su, được nhập từ địa phương khác, dẫn đến tình trạng thiếu chủ động trong sản xuất nuôi trồng. Do đó, việc tìm được nguồn nguyên liệu tại chỗ, thay thế Cao su là cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của bốn loài nấm: nấm Hương (Lentinula edodes), nấm Mèo (Auricular polytricha), nấm Bào ngư (Pleurotus sajor-caju) và nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) trên giá thể gỗ Gáo trắng (Neolamarckia cadamba), một loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh được trồng trên địa bàn Lâm Đồng. Kết quả bước đầu cho thấy, tốc độ lan tơ của nấm Hương, nấm Mèo và nấm Linh chi trên giá thể gỗ Gáo trắng là bằng hoặc cao hơn so với trên giá thể Cao su. Khối lượng quả thể tươi và khô của ba loại nấm này nuôi trồng trên hai loại giá thể là tương đương nhau. Ngược lại, tốc độ lan tơ cũng như khối lượng quả thể của nấm Bào ngư mọc trên giá thể gỗ Gáo trắng lại thấp hơn trên Cao su. Kết quả nghiên cứu mở ra hướng đi mới cho mô hình kinh tế nông-lâm nghiệp kết hợp theo chuỗi kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.</p> </div> </section> <section id="record-files" class="rel-mt-2 rel-mb-3" aria-label="Files"></section> Nguyễn Đức Thắng Lê Minh Trọng Trương Bình Nguyên Nguyễn Văn Giang Hoàng Việt Bách Khoa Nguyễn Thị Ái Minh Bùi Thảo Nhi Võ Lê Trung Nguyên Kiên Nguyễn Hữu Nguyễn Thị Thu Quyên Nguyễn Văn Bình Trần Văn Tiến Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 19 27 10.5281/zenodo.14016557 Tối ưu hóa môi trường nuôi cấy chủng vi khuẩn vùng rễ Priestia aryabhattai RB.HP54 để tăng khả năng sinh tổng hợp IAA https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/530 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu tìm ra giá trị tối ưu của các yếu tố môi trường nuôi cấy tác động trực tiếp đến sinh tổng hợp IAA của chủng vi khuẩn vùng rễ <em>Priestia aryabhattai</em> RB.HP54 làm tiền đề tạo chế phẩm sinh học ứng dụng trong sản xuất. Kết quả khảo sát các đơn yếu tố của môi trường cho thấy, chủng RB.HP54 sinh trưởng và tổng hợp IAA tốt trong môi trường có thành phần glucose 5g/L, pepton 7,5 g/L và L- tryptophan 1 g/L, pH 6,5 -7. Ba yếu tố có tác động lớn nhất đến hàm lượng IAA (glucose, pepton và L-tryptophan) được tối ưu hóa bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) và sử dụng thiết kế Box – Behnken. Kết quả phân tích cho thấy, phương trình hồi quy đa biến có dạng IAA (mg/L) = 66,98 -1,81A +3,09B + 4,17C +3,46AB – 1,27AC – 0,4625BC – 6,06A<sup>2</sup> – 1,39B<sup>2</sup> – 5,74C<sup>2</sup>. Mô hình dự đoán hàm lượng IAA tối đa đạt 68,955 mg/L và thực tế thí nghiệm thu được IAA có hàm lượng 71,417 mg/L khi chủng RB.HP54 được nuôi cấy trong môi trường có thành phần glucose 4,97 g/L, pepton 8,97 g/L và L-tryptophan 1,07 g/L.</p> </div> </section> <section id="record-files" class="rel-mt-2 rel-mb-3" aria-label="Files"></section> Thị Huyền Trang Trịnh Trần Thị Phương Hạnh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 28 36 10.5281/zenodo.14016594 Vietnamese current e-commerce and opportunities for human resources training in educational institutions https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/520 <p>E-commerce has developed rapidly worldwide over the past two decades, and Vietnam is now experiencing its first decade of significant growth. This study aims to assess the current state of E-commerce (EC) development and the demand for human resources by Vietnamese enterprises. The study also identifies opportunities for human resource training activities in educational institutions, particularly through formal training programs. Data from the Department of E-commerce and Digital Economy and the Vietnam E-commerce Association (2021-2023), and various previous reports and studies is based to analyse. Using descriptive statistical methods, the study reveals that the development and application of EC in enterprises, is diverse and has been continuously increasing over the years. However, enterprises face a shortage of high-tech personnel. Futhermore, human resource training in educational institutions remain limited. This situation, thus, presents an opportunity to expand training programs and courses to better meet the needs of society and enterprises.</p> Thúy Phan Thị Lê Vũ Thùy Dung Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 67 74 10.5281/zenodo.14018991 Cơ sở lý luận và đề xuất các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc (KPIs) đối với giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/536 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận và ứng dụng các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc (Key Performance Indicators – KPIs) như là một công cụ đo lường thông qua hệ thống các số liệu, chỉ tiêu định lượng nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên. Nghiên cứu đã khảo sát 149 người, trong đó có 09 chuyên gia, 28 viên chức quản lý, 112 giảng viên của Trường Đại học Tây Nguyên. Kết quả phân tích chi tiết về khái niệm, vai trò, đặc điểm, nguyên tắc xây dựng KPIs, kỹ thuật đánh giá theo KPIs và quy trình xây dựng KPIs trong cơ sở giáo dục đại học. Qua đó, chúng tôi đề xuất Bộ chỉ số KPIs gồm 05 tiêu chí với 39 chỉ số đánh giá giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên.</p> </div> </section> Hiếu Ngô Thị Đinh Thị Kiều Loan Trần Thị Ngọc Hoàng Quang Duy Lê Thị Kim Tuyến Nguyễn Văn Minh Lê Thị Thu Sa Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 75 83 10.5281/zenodo.14016879 Kỹ năng giải quyết khó khăn tâm lý của sinh viên trường đại học Tây Nguyên trong hoạt động kiến tập & thực tập Sư phạm https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/538 <p>Nội dung bài báo đề cập đến thực trạng mức độ khó khăn tâm lý (KKTL) và kỹ năng (KN) giải quyết (GQ) KKTL của 330 SV (sinh viên) trường Đại học Tây Nguyên trong hoạt động KT&amp;TTSP (kiến tập và thực tập sư phạm). Kết quả cho thấy SV tham gia khảo sát đã hình thành kỹ năng giải quyết KKTL nhưng chỉ ở mức khá và trung bình. Đa số SV có ý thức, trách nhiệm về việc cần giải quyết những KKTL, các em có sự tích cực, chủ động trong việc tìm ra các biện pháp giải quyết KKTL gặp phải. Tuy nhiên, vẫn còn có một số ít SV khi gặp khó khăn các em chưa thực sự tích cực, chủ động để giải quyết KKTL của bản thân, thậm chí buông xuôi và phó mặc… Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do SV còn e ngại khi phải nhờ đến sự trợ giúp từ giảng viên và giáo viên hướng dẫn, giảng dạy. Đặc biệt, SV chưa thực sự cố gắng nỗ lực để luyện tập thường xuyên trong hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, KT&amp;TTSP… Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng kỹ năng giải quyết KKTL của SV trường Đại học Tây Nguyên trong hoạt động KT&amp;TTSP là điều cần thiết và khoa học.</p> Thị Vân Vũ Đinh Thị Trang Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 84 89 10.5281/zenodo.14018516 Đặc điểm thành phần luận cứ trong lập luận của tục ngữ tiếng Việt https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/510 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Lập luận là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình giao tiếp và có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống cũng như các loại hình văn bản. Lí thuyết lập luận cũng là một vấn đề quan trọng của học phần Ngữ dụng học tiếng Việt trong chương trình đào tạo đại học ngành Văn học, Ngôn ngữ và một số ngành học khác. Nội dung về lập luận cũng được cấu tạo thành nhiều bài học ở chương trình Ngữ văn bậc phổ thông nhằm rèn luyện cho học sinh các thao tác lập luận và phân tích tác phẩm văn học. Trong logic học, lập luận là các phát biểu, tiền đề nhằm xác định mức độ chính xác của các kết luận. Trong ngôn ngữ học, lập luận là sử dụng lí lẽ để đi đến một kết luận. Tục ngữ tiếng Việt là những đơn vị ngôn ngữ phản ánh kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử của xã hội loài người. Tục ngữ thể hiện suy nghĩ, khả năng biện luận của người Việt thông qua ngôn ngữ, nhằm thuyết phục hoặc chứng minh một vấn đề cụ thể. Có thể gọi đây là những lập luận dân gian, mang đặc trưng tư duy người Việt, phản ánh đậm nét văn hóa Việt. Luận cứ và kết luận là những thành phần làm nên giá trị của lập luận. Bài viết này khảo sát và phân tích những đặc điểm của thành phần luận cứ của tục ngữ để thấy rõ chiến lược suy ý, góp phần chứng minh phong cách tư duy cũng như nghệ thuật thuyết phục của người Việt trong thể loại văn học truyền miệng này.</p> </div> </section> <section id="record-files" class="rel-mt-2 rel-mb-3" aria-label="Files"></section> Thắm Trần Thị Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 90 94 10.5281/zenodo.14018553 Thực trạng kĩ năng sử dụng một số phần mềm hỗ trợ thực hành múa của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non Trường Đại học Tây Nguyên https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/517 <section id="description" class="rel-mt-2 rich-input-content" aria-label="Record description"> <div> <p>Bài viết đề cập đến thực trạng kĩ năng sử dụng (KNSD) một số phần mềm hỗ trợ thực hành múa cho sinh viên (SV) ngành Giáo dục Mầm non (GDMN), Trường Đại học Tây Nguyên. Thông qua việc khảo sát 373 SV ngành GDMN để tìm hiểu thực trạng KNSD một số phần mềm hỗ trợ thực hành múa của SV được nhận diện dựa trên các chỉ báo về nhận thức và hành động. Kết quả cho thấy nhận thức và hành động của SV về KNSD một số phần mềm hỗ trợ thực hành múa như: MRC, GoldWave, Choreo Master, Garage Band lần lượt ở mức trung bình, có biểu hiện không đồng đều trên tổng thể SV tham gia. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNSD một số phần mềm hỗ trợ thực hành múa của SV đều ở mức cao và rất cao (&gt;3.4). Chủ yếu thuộc về chất lượng kết nối mạng (3,71), mức độ sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) của giảng viên (GV) (3.58) và bản quyền của phần mềm (3,56).</p> </div> </section> <section id="record-files" class="rel-mt-2 rel-mb-3" aria-label="Files"></section> Trang Đinh Tiên Nguyễn Linh Do Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 95 103 10.5281/zenodo.14018586 Thực trạng tính tích cực trong học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên không chuyên Trường Đại học Tây Nguyên https://tckhtn.ttn.edu.vn/index.php/tckh/article/view/539 <p>Bài viết sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu và tiến hành khảo sát 310 sinh viên không chuyên khoá K2022 và 12 giảng viên đang giảng dạy các học phần Giáo dục thể chất thuộc Bộ môn Giáo dục thể chất trường Đại học Tây Nguyên. Thông qua đánh giá thực trạng tính tích cực trong học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên bài viết bước đầu lựa chọn một số biện pháp nâng cao tính tích cực trong học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên không chuyên Trường đại học Tây Nguyên.</p> Linh Đỗ Tín Nguyễn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Khoa học Tây Nguyên https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 2024-10-31 2024-10-31 18 5 104 108 10.5281/zenodo.14018617