Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tây nguyên với khóa học tiếng Anh trực tuyến có sự hỗ trợ của ứng dụng tự học Myenglishlab

Main Article Content

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên năm nhất tại Trường Đại học Tây nguyên với khóa học tiếng Anh trực tuyến có sự hỗ trợ của ứng dụng tự học Myenglishlab

Tác giả

Trần Thị Mai Hương
Phạm Vũ Tuấn
Trần Thị Thu Hiền

Tóm tắt

Do tác động của đại dịch COVID-19, hầu hết các trường đại học trong cả nước đều tiến hành dạy học trên các nền tảng trực tuyến. Học phần Tiếng Anh 1 dành cho sinh viên không chuyên ngoại ngữ khóa 2021 tại Trường Đại học Tây Nguyên cũng được thực hiện hoàn toàn trực tuyến thông qua Microsoft Teams và có sự hỗ trợ bởi phần mềm hỗ trợ tự học MyEnglishLab. Bài báo này nhằm nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất trải nghiệm học Tiếng Anh trực tuyến với giảng viên qua Microsoft Teams có sự hỗ trợ tự học của phần mềm MyEnglishLab. Các yếu tố được khảo sát tác động đến sự hài lòng là Thái độ, Năng lực Internet, Tương tác, và Giảng viên. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi điều tra nhằm thu thập ý kiến của 234 sinh viên năm nhất đã hoàn thành xong học phần Tiếng Anh 1. Sau đó dữ liệu được tổng hợp và phân tích trên phần mềm SPSS, kết quả hồi quy OLS với hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,614 đã cho thấy 04 nhân tố độc lập giải thích được 61,4% sự biến thiên của biến phụ thuộc là sự hài lòng. Kết quả cho thấy cả 04 nhân tố được nghiên cứu đều có tác động mạnh và cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên. Trong đó, Thái độ là nhân tố có tác động mạnh nhất với giá trị Beta hiệu chỉnh là 0,376 và giá trị p-value = 0,000.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Mai Hương

Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Mai Hương, ĐT: 0935353735, Email: ttmhuong@ttn.edu.vn.

Phạm Vũ Tuấn

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

Trần Thị Thu Hiền

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

Tài liệu tham khảo

  • Phạm Thị Liên (2016). Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học Trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 81-89.
  • Ajzen, I., & Fishbein, M. (1980). Understanding attitudes and predicting social behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall.
  • Battalio, J. (2007). Interaction online: A reevaluation. Quarterly Review of Distance Education, 8(4).
  • Davis, F.D. (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS quarterly, pp.319-340.
  • del Barrio-García, S., Arquero, J.L. and Romero-Frías, E. (2015). Personal Learning Environments Acceptance Model: The Role of Need for Cognition, e-Learning Satisfaction and Students. Perceptions. Educational technology & society, 18(3), pp.129-141.
  • Eastin, M., & LaRose, R. (2000). Internet Self-Efficacy and the Psychology of the Digital Divide. Journal of Computer-Mediated Communication, 6, 1-18. https://doi.org/10.1111/j.1083-6101.2000.tb00110.x
  • Ellis, R.A., Ginns, P. and Piggott, L. (2009). E‐learning in higher education: some key aspects and their relationship to approaches to study. Higher Education Research & Development, 28(3), pp.303-318.
  • Gonzalez-Videgaray, M.C. (2007). Assessment of Student and Teacher's Reaction in a Blended Learning Model for Higher Education. Relieve-revista electronica de investigacion y evaluacion educativa, 13(1), pp.83-103.
  • Guri-Rosenblit, S. (2005). ‘Distance education’and ‘e-learning’: Not the same thing. Higher education, 49(4), pp.467-493.
  • James, D. (2001). Why students can't be customers in the classroom. College and University, 77(1), 45.
  • Kuo, Y. C., Walker, A. E., Schroder, K. E., & Belland, B. R. (2014). Interaction, Internet self-efficacy, and self-regulated learning as predictors of student satisfaction in online education courses. The internet and higher education, 20, 35-50.
  • Kuo, Y. C., Eastmond, J.N., Bennett, L.J. and Schroder, K.E. (2009). June. Student perceptions of interactions and course satisfaction in a blended learning environment. In EdMedia+ Innovate Learning (pp. 4372-4380). Association for the Advancement of Computing in Education (AACE).
  • Lee, Y.C. (2006). An empirical investigation into factors influencing the adoption of an e‐learning system. Online information review.
  • Mark, E. (2013). Student satisfaction and the customer focus in higher education. Journal of Higher Education Policy and Management, 35(1), 2-10.
  • Oldfield, B.M. and Baron, S. (2000). Student perceptions of service quality in a UK university business and management faculty. Quality Assurance in education.
  • Sangrà, A., Vlachopoulos, D. and Cabrera, N. (2012). Building an inclusive definition of e-learning: An approach to the conceptual framework. International Review of Research in Open and Distributed Learning, 13(2), pp.145-159.