Thành phần loài của chi Desmodium trong họ đậu (Fabaceae) ở Vườn Quốc gia Yok Don

Main Article Content

Thành phần loài của chi Desmodium trong họ đậu (Fabaceae) ở Vườn Quốc gia Yok Don

Tác giả

Nguyễn Thị Thu
Trần Thị Thanh Thảo

Tóm tắt

Chi Desmodium trong họ Đậu (Fabaceae) là Chi đa dạng về loài, phân bố nhiều ở Đông – Nam Á, Nam Mỹ và Mexico. Nhiều loài trong Chi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và động vật. Vườn quốc gia Yok Don là nơi thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của các loài trong Chi. Nghiên cứu thành phần loài của Chi tại đây có ý nghĩa xác định độ đa dạng loài của Chi, giúp nhận biết nhanh các loài của Chi ngoài tự nhiên và định hướng cho các hoạt động khai thác, bảo tồn các loài có giá trị. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến ngẫu nhiên để thu thập mẫu. Các mẫu được định danh bằng phương pháp phân tích và so sánh các đặc điểm hình thái. Kết quả, nghiên cứu đã thu thập, mô tả được 11 loài trong chi Desmodium; định danh được tên khoa học cho 08 loài, còn 03 loài chưa định danh được tên khoa học; bổ sung thêm 07 loài cho Danh lục thực vật của Vườn quốc gia Yok Don.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Thu

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thu, ĐT: 0905418109, Email: ntthu@ttn.edu.vn.

Trần Thị Thanh Thảo

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Võ Văn Chi (1991). Cây thuốc An Giang, Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật An Giang.
  • Võ Văn Chi (2007). Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam, NXB Giáo dục.
  • Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1, tập 2, NXB Y học.
  • Vũ Văn Chuyên (1991). Bài giảng thực vật, NXB Y học, 230 – 240.
  • Phạm Hoàng Hộ (2006). Cây thuốc Việt Nam, NXB Trẻ, 223 – 226.
  • Phạm Hoàng Hộ (2003). Cây cỏ Việt Nam, tập 1, NXB Trẻ, 915 – 930.
  • Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học.
  • Vườn quốc gia Yok Don (2004). Danh lục thực vật Vườn quốc gia Yok Don.
  • Naheed Ahmad, Seema Sharma, V. N. Singh, S. F. Shamsi, Anjum Fatma, and B. R. Mehta (2011). Biosynthesis of Silver Nanoparticles from Desmodium triflorum: A Novel Approach Towards Weed Utilization, Biotechnology Research International. https://doi.org/10.4061/2011/454090
  • Daiane M. Freitas, Ademir Reis, Roseli L. da Costa Bortoluzzi & Marisa Santos (2014). Morphological and micromorphological characteristics of Desmodium fruits (Leguminosae: Papilionoideae), Revista de Biología Tropical. Vol.62.
  • Raghavan Govindarajan, Subha Rastogi, Madhavan Vijayakumar, Annie Shirwaikar, Ajay Kumar Singh Rawat, Shanta Mehrotra, Palpu Pushpangadan (2003). Studies on the Antioxidant Activities of Desmodium gangeticum, Biological and Pharmaceutical Bulletin. 26(10). https://doi.org/10.1248/bpb.26.1424
  • Puhua Huang & Hiroyoshi Ohashi (2007). Flora of China. Vol. 10.
  • Dong – Pil Jin, In – Su Choi, Byoung – Hee Choiid (2019). Plastid genome evolution in tribe Desmodium (Fabaceae: Papilionoideae). https://doi.org/10.1371/journal.pone.0218743
  • Laura Cristina Pires Lima, Luciano Paganucci De Queiroz, Ana Maria Goulart De Azevedo Tozzi, Gwilym Peter Lewis (2014). A taxonomic revision of Desmodium (Leguminosae, Papilionoideae) in Brazil, Phytotaxa. 169(1). https://doi.org/10.11646/phytotaxa.169.1.1
  • Xueqin Ma, Chengjian Zheng, Changling Hu, Khalid Rahman, Luping Qin (2011). The genus Desmodium (Fabaceae)-traditional uses in chinese medicine, phytochemistry and pharmacology, Journal of Ethnopharmacology. 138(2), 314-332.
  • Jun Mi, Jianmin Duan, Jun Zhang, Jianzhong Lu, Hanzhang Wang & Zhiping Wang (2012). Evaluation of antiurolithic effect and the possible mechanisms of Desmodium styracifolium and Pyrrosiae petiolosa in rats, Urological Research. Vol. 40, 151–161.
  • Md Zahidur Rahman, M Oliur Rahman (2012). Morphometric analysis of Desmodium Desv. in Bangladesh, Bangladesh Journal of Botany. 41(2), https://doi.org/10.3329/bjb.v41i2.13438
  • Michael Woods (2008). The genera Desmodium and Hylodesmum (Fabaceae) in Alabama, Castanea. 73(1), 46-69. https://doi.org/10.2179/07-9.1