Viêm âm đạo do Candida spp. và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ ở xã Cư Prông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, năm 2021
Main Article Content
Viêm âm đạo do Candida spp. và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ ở xã Cư Prông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, năm 2021
Tóm tắt
Viêm âm đạo do Candida spp. là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh được thu thập từ những phụ nữ đến khám tại sơ sở y tế thường không phản ảnh tỷ lệ thật của cộng đồng. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 280 phụ nữ, được chọn ngẫu nhiên từ danh sách phụ nữ tuổi sinh đẻ của cộng đồng. Dữ liệu về các đặc điểm dân số học, các hành vi liên quan đến lối sống, thực hành vệ sinh thường nhật, vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt và sử dụng biện pháp tránh thai được thu thập bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc. Triệu chứng lâm sàng được bác sĩ phụ khoa khám và mẫu dịch âm đạo được kỹ thuật viên soi tươi tìm sợi tơ nấm giả. Dữ liệu được phân tích bằng các phép kiểm định phù hợp. Kết quả cho thấy phụ nữ tuổi sinh đẻ ở vùng nghiên cứu có tỷ lệ viêm âm đạo do Candida spp. còn cao, (29,3% ; KCT 95%: 23,9%-34,6%). Các yếu tố làm tăng khả năng viêm âm đạo do Candida spp. (sau khi kiểm soát các yếu tố nhiễu) là nhóm tuổi dưới 40; gia đình không có phòng tắm riêng, kín đáo; thói quen thụt rửa sâu khi vệ sinh âm đạo, vệ sinh sau đại tiện, tiền sử có viêm âm đạo.
Article Details
Tài liệu tham khảo
- Bộ Y Tế (2016). Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. 336-338.
- Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Võ Văn Khoa, & Phạm Mai Lan (2017). Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng ở huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Tạp chí Y Dược Huế, 7(4), 83-89.
- Đỗ Thị Thùy Dung, Nguyễn Thị Vân, & Đào Nguyên Hùng (2020). Một số đặc điểm dịch tễ học viêm sinh dục do nấm Candida ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại bệnh viện Quân Y 103 năm 2019-2020. Tạp Chí Y học Dự Phòng, 30(6), 113-120.
- Lâm Hồng Trang, & Bùi Chí Thương (2018). Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Khmer trong độ tuổi sinh sản tại huyện Trà Cú-tỉnh Trà Vinh. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 22(1), 179-183.
- Nguyễn Thị Bình, Dương Thị Thủy, & Bùi Thị Hồng Nhụy (2019). Tỷ lệ nhiễm Candida spp. ở âm đạo phụ nữ tuổi sinh đẻ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Phong Da Liễu Trung Ương Quy Hòa năm 2016. Tạp Chí Y học Dự Phòng, 29(6), 113-118.
- Phạm Thủy Vân, & Nguyễn Hồng Hoa (2016). Tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối tại bệnh viện Bình Thạnh. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 20(1), 286-290.
- Phan Thị Xuân An (2013). Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida spp, Trichomonas vaginalis và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ tại phường Thành Nhất, Thành phố Buôn Ma Thuột. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Tây Nguyên.
- Blostein, F., Levin-Sparenberg, E., Wagner, J., & Foxman, B. (2017). Recurrent vulvovaginal candidiasis. Annals of Epidemiology, 27(9), 70-72.
- Hosmer, D. W., & Lemeshow, S. (2013). Applied logistic regression (3nd ed.). New York: Wiley.
- Sustr, V., Foessleitner, P., Kiss, H., & Farr, A. (2020). Vulvovaginal Candidosis: Current Concepts, Challenges and Perspectives. J Fungi (Basel), 6(4). doi:10.3390/jof6040267.
- Zeng, X., Zhang, Y., Zhang, T., Xue, Y., Xu, H., & An, R. (2018). Risk Factors of Vulvovaginal Candidiasis among Women of Reproductive Age in Xi’an: A Cross-Sectional Study. Biomed Res Int, 2018, 9703754. doi:10.1155/2018/9703754.