Ảnh hưởng của bổ sung tannin đến hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
Main Article Content
Ảnh hưởng của bổ sung tannin đến hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung tannin đến hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm. Thí nghiệm được tiến hành trên 160 gà hậu bị từ 14 đến 17 tuần tuổi và 160 gà đẻ trứng từ 21 đến 24 tuần tuổi giống Ai Cập trắng (M15). Mỗi nhóm gà được phân chia ngẫu nhiên về các nghiệm thức: NT1, NT2, NT3 và NT4 với các mức bổ sung tannin lần lượt là: 0, 300, 450 và 600 g/tấn thức ăn. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Bổ sung tannin ở mức 600 g/tấn thức ăn làm tăng đáng kể khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn đối với gà giai đoạn hậu bị (P < 0,05). Đối với gà đẻ trứng, bổ sung tannin ở mức 600 g/tấn thức ăn làm tăng tỷ lệ đẻ và giảm tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng (P < 0,05); Các chỉ tiêu pH, ẩm độ, tổng số vi khuẩn hiếu khí và E. coli tổng số trong phân gà đều giảm khi tăng hàm lượng tannin trong khẩu phần.
Article Details
Tài liệu tham khảo
- Hồ Quảng Đồ (2014). Ảnh hưởng của bổ sung các mức tanin trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa, lượng ăn vào và các thông số dịch dạ cỏ của bò. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số Nông nghiệp 2014, 13-17.
- Mai Anh Khoa (2017). Ảnh hưởng của tannin chiết xuất từ thân và lá chè kết hợp với biochar bổ sung vào khẩu phần cơ sở đến tiêu hóa dạ cỏ và lượng methane thải ra trong điều kiện in vitro. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 101, 2017.
- Nguyễn Hiếu Phương, Dương Duy Đồng (2020). Thay thế kháng sinh bằng chế phẩm tannin (polyphenol) trong thức ăn heo thịt. http://nhachannuoi.vn/
- Trần Hiệp, Phạm Kim Đăng, Nguyễn Ngọc Bằng, Chu Mạnh Thắng (2016). Ảnh hưởng của việc bổ sung tanin trong chè xanh đến khả năng sản xuất và phát thải khí mêtan từ dạ cỏ của bò sữa. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 4: 579-589.
- Elizondo A.M., Mercado E.C., Rabinovitz B.C., Fernandez M.E. (2010). Effect of tannins on the in vitro growth of Clostridium perfringens. Veterinary Microbiology, 145, 308-314.
- Hara, H., Orita, N., Hatano, S., Ichikawa, H., Hara, Y., Matsumoto, N. (1995). Effect of tea polyphenols on fecal flora and fecal metabolic products of pigs. J. Veter. Med. Sci. 57, 45 –49.
- Jamroz, D., Wiliczkiewicz, A., Skorupińska, J., Orda, J., Kuryszko, J., Tschirch, H. (2009). Effect of sweet chestnut tanin (SCT) on the performance, microbial status of intestine and histological characteristics of intestine wall in chickens. Br. Poult. Sci. 50, 687–699.
- Liu, X.L., Hao, Y.Q., Jin, L., Xu, Z.J., McAllister, T.A., Wang, Y. (2013). Anti-Escherichia coli O157: H7 properties of purple prairie clover and sainfoin condensed tannins. Molecules, 18 (2013), pp. 2183-2199.
- Manach, C., Williamson, G., Morand, C., Scalbert, A., Rémésy, C. (2005). Bioavailability and bioefficacy of polyphenols in humans. I. Review of 97 bioavailability studies. American Journal of Clinical Nutrition. 81, 230S–242S.
- Mcallister, T.A., Martinez, T., Bae, H.D., Muir, A.D., Yanke, L.J., Jones, G.A. (2005). Characterization of condensed tannins purified from legume forages: chromophore production, protein precipitation,
- and inhibitory effects on cellulose digestion. J. Chem Ecol, 31 (9), p. 2049. Patra, A.K., Saxena, J. (2011). Exploitation of dietary tannins to improve rumen metabolism and ruminant nutrition. J Sci Food Agric, 91:24–37.
- Redondo, L.M., Chacana, P.A., Dominguez, J.E., Miyakawa, M.E.D.F. (2014). Perspectives in the use of tanins as alternative to antimicrobial growth promoter factors in poultry. Front. Microbiol.
- Rezar, V., Salobir, J. (2014). Effects of tannin-rich sweet chestnut (Castanea sativa mill.) wood extract supplementation on nutrient utilisation and excreta dry matter content in broiler chickens. Poult.Science,78.
- Scalbert, A. (1991). Antimicrobial properties of tanins. Phytochemistry, 30, 3875–3883.
- Schiavone, A., Guo, K., Tassone, S., Gasco, L., Hernandez, E., Denti, R., Zoccarato, I. (2008). Effects of a Natural Extract of Chestnut Wood on Digestibility, Performance Traits, and Nitrogen Balance of Broiler Chicks. Poultry Science 87:521–527.
- Strick, R., Strissel, P.L., Borgers, S., Smith, S.L., Rowley, J.D. (2000). Dietary bioflavonoids induce cleavage in the MLL gene and may contribute to infant leukemia. Proc Natl Acad Sci U S A. 97 (9):4790–5.