Đánh giá kết quả phẫu thuật mộng thịt bằng phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng

Main Article Content

Đánh giá kết quả phẫu thuật mộng thịt bằng phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng

Tác giả

Trần Thị Như Anh
Nguyễn Công Kiệt

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm khảo sát và so sánh hiệu quả của phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng và phẫu thuật ghép kết mạc rời tự thân vùng rìa trong điều trị mộng thịt nguyên phát. Nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát tiến cứu có nhóm chứng, được thực hiện trên 197 mắt từ tháng 6/2020 đến tháng 04/2021 tại Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên, chia thành hai nhóm: nhóm A là lô nghiên cứu thực hiện phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng, nhóm B là lô chứng thực hiện phương pháp ghép kết mạc rời tự thân. Tất cả bệnh nhân được theo dõi tái khám vào thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tái phát của phương pháp chuyển vạt kết mạc đối xứng là 9,9% và của phẫu thuật ghép kết mạc rời là 9,4% (P = 0,91). Thời gian phẫu thuật trung bình của hai nhóm lần lượt là 19,56 ± 1,82 và 23,34 ± 1,31 phút (P < 0,001). Không có biến chứng trầm trọng nào ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân xảy ra ở cả hai nhóm. Cả hai kỹ thuật chuyển vạt kết mạc đối xứng và ghép kết mạc rời đều có kết quả như nhau về ngăn ngừa tái phát và biến chứng phẫu thuật trong điều trị mộng thịt nguyên phát. Tuy nhiên, do thời gian phẫu thuật trong kỹ thuật chuyển vạt kết mạc đối xứng ngắn hơn đáng kể, phương pháp này có thể là một lựa chọn tốt hơn cho phẫu thuật mộng thịt nguyên phát.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Như Anh

Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Như Anh; ĐT: 0905643848; Email: nhuanh1980@gmail.com.

Nguyễn Công Kiệt

Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo

  • Đỗ Như Hơn (2008). "Đặc điểm mộng thịt trên cộng đồng 16 tỉnh thành Việt Nam". Tạp Chí Y Học Dự Phòng, tập XXIII (Số 6), 136.
  • Nguyễn Văn Thi (2012). "Đánh giá kết quả điều trị mộng thịt nguyên phát bằng phẩu thuật cắt mộng xoay vạt kết mạc kết hợp áp mitomycin - C". Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16 (Phụ bản số 1), 54-59.
  • Aidenloo N. S., Motarjemizadeh Q., Heidarpanah M. (2018). "Risk factors for pterygium recurrence after limbal-conjunctival autografting: a retrospective, single-centre investigation". Jpn J Ophthalmol, 62 (3), 349-356.
  • Al Fayez M. F. (2002). "Limbal versus conjunctival autograft transplantation for advanced and recurrent pterygium". Ophthalmology, 109 (9), 1752-5.
  • Arun C. Gulani (2020). The Art of pterygium surgery: mastering techniquesand optimizing results Thieme Medical Publishers, 8-13.
  • Bahar I., & et al. (2008). "Extensive versus limited pterygium excision with conjunctival autograft: outcomes and recurrence rates". Curr Eye Res, 33 (5), 435-40.
  • Bilge A. D. (2018). "Comparison of conjunctival autograft and conjunctival transposition flap techniques in primary pterygium surgery". Saudi J Ophthalmol, 32 (2), 110-113.
  • Ha S. W., & et al. (2015). "Clinical analysis of risk factors contributing to recurrence of pterygium after excision and graft surgery". Int J Ophthalmol, 8 (3), 522-7.
  • Han S. B., et al. (2016). "Risk Factors for Recurrence After Pterygium Surgery: An Image Analysis Study". Cornea, 35 (8), 1097-103.
  • Kenyon K. R., Wagoner M. D., Hettinger M. E. (1985). "Conjunctival autograft transplantation for advanced and recurrent pterygium". Ophthalmology, 92 (11), 1461-70.
  • Kim D. J., & et al. (2017). "Low recurrence rate of anchored conjunctival rotation flap technique in pterygium surgery". BMC Ophthalmol, 17 (1), 187.
  • Kim S. H., & et al. (2013). "A comparison of anchored conjunctival rotation flap and conjunctival autograft techniques in pterygium surgery". Cornea, 32 (12), 1578-81.
  • Koranyi G., Seregard S., Kopp E. D. (2005). "The cut-and-paste method for primary pterygium surgery: long-term follow-up". Acta Ophthalmol Scand, 83 (3), 298-301.
  • Kurna S. A., & et al. (2013). "Comparing treatment options of pterygium: limbal sliding flap transplantation, primary closing, and amniotic membrane grafting". Eur J Ophthalmol, 23 (4), 480-7.
  • Kwon S. H., Kim H. K. (2015). "Analysis of recurrence patterns following pterygium surgery with conjunctival autografts". Medicine (Baltimore), 94 (4), e518.
  • Nuzzi R., Tridico F. (2018). "How to minimize pterygium recurrence rates: clinical perspectives". Clin Ophthalmol, 12, 2347-2362.
  • Olusanya B. A., et al. (2014). "Risk factors for pterygium recurrence after surgical excision with combined conjunctival autograft (CAG) and intraoperative antimetabolite use". Afr J Med Med Sci, 43 (1), 35-40.