Sự phát triển vòng đầu của trẻ sơ sinh non tháng tại Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi – Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2022

Main Article Content

Sự phát triển vòng đầu của trẻ sơ sinh non tháng tại Khoa Hồi sức cấp cứu Nhi – Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2022

Tác giả

Trương Ngô Ngọc Lan

Tóm tắt

Đo và đánh giá sự phát triển của vòng đầu là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và nhanh chóng nhất hiện có để đánh giá sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, từ đó kịp thời đưa ra các chương trình can thiệp và đánh giá sau can thiệp trên nhóm trẻ sơ sinh non tháng. Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, 70 trường hợp trẻ sinh non tháng nhập và điều trị tại khoa Hồi sức Cấp cứu Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong thời gian từ 01/3/2022 đến 30/4/2022 ghi nhận: vòng đầu trung bình của trẻ nữ : 28,75 ± 1,91 (cm), trẻ nam 28,23 ± 2,37 (cm); kích thước vòng đầu của nhóm trẻ đều thấp so với biểu đồ Fentom; vòng đầu nhỏ hơn tuổi thai chiếm tỷ lệ 22,9%; sự phát triển vòng đầu trung bình trong 4 tuần nghiên cứu giảm dần từ 0,8 – 0,2 cm/tuần; có tương quan thuận giữa tuổi thai với vòng đầu ở mức độ rất chặt và biểu diễn theo phương trình hồi quy tuyến tính: Vòng đầu (cm) = 8,0091 + 0,6302 x tuổi thai (tuần); hệ số tương quan r = 0,871; p < 0,05.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử Tác giả

Trương Ngô Ngọc Lan

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trương Ngô Ngọc Lan; ĐT: 0935804517; Email: tnnlan@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y Tế (2017). Quyết định 1425/ QĐ-BYT - Hướng dẫn đo vòng đầu.
  • Đỗ Hữu Thiều Chương và cộng sự (2014). "Đặc điểm phát triển tâm thần vận động tại 12 tháng tuổi điều chỉnh của trẻ sinh non điều trị tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 7 - 2013 đến tháng 8 - 2014", Tạp Chí Y học Tp Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 21, số 4, tr. 272 -279.
  • Đặng Văn Quý và cộng sự (2010). "Đặc điểm phát triển thể chất và thần kinh của trẻ sanh non trong năm đầu đời tại bệnh viện Từ Dũ", Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 14 (Phụ bản số 1), tr. 179-185.
  • Ngô Thị Uyên (2014). "Nghiên cứu sự phát triển cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai từ 28 – 42 tuần", Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • García-Alix, A., Sáenz-de Pipaón, M., Martínez, M., Salas-Hernández, S., Quero, J. (2004). "Ability of neonatal head circumference to predict long-term neurodevelopmental outcome", Rev Neurol. 2004 Sep 16-30;39(6):548-54.
  • Ghods, E., Kreissl, A., Brandstetter, S., et al. (2011). "Head circumference catch-up growth among preterm very low birth weight infants: effect on neurodevelopmental outcome". J Perinat Med 2011; pp.39.
  • Lin, Y.C., Lin, Y.J., Lin, C.H. (2011). "Growth and neurodevelopmental outcomes of extremely low birth weight infants: a single center's experience", Pediatr Neonatol, 52 (6), pp. 342-8.
  • Oliveira, M.G., Silveira, R.C. and Procianoy, R.S. (2007). Growth of Very Low Birth Weight Infants at 12 Months Corrected Age in Southern Brazil. Journal of Tropical Pediatrics, 54(1), pp.36–42. doi: https://doi.org/10.1093/tropej/fmm103.
  • Neubauer, V., Fuchs, T., Griesmaier, E., et al. (2016). "Poor postdischarge head growth is related to a 10% lower intelligence quotient in very preterm infants at the chronological age of five years". Acta Paediatr 2016; pp.105.
  • Raz, S., Newman, J.B., DeBastos, A.K., et al. (2014). "Postnatal growth and neuropsychological performance in preterm-birth preschoolers". Neuropsychology 2014; pp.28.