Đánh giá tác dụng hạ lipid máu của cao chiết toàn cây đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms

Main Article Content

Đánh giá tác dụng hạ lipid máu của cao chiết toàn cây đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms

Tác giả

Lê Trung Khoảng
Hoàng Thị Thu Huyền
Hà Hoàng Anh Vĩnh
Hoàng Thúy Bình

Tóm tắt


Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá độc tính cấp và tác dụng hạ lipid máu của cao chiết toàn cây đinh lăng. Cao chiết toàn cây đinh lăng được tiêu chuẩn hóa dựa theo hướng dẫn của Dược Điển Việt Nam V. Nghiên cứu độc tính cấp dựa theo hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Tác dụng hạ lipid máu được tiến hành với tác nhân là tyloxapol (Triton WR 1339) và cao chiết toàn cây đinh lăng được thử nghiệm với liều 100 mg/kg và 200 mg/kg trọng lượng chuột. Đánh giá tác dụng hạ lipid thông qua các chỉ số cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), cholesterol tỷ trọng cao (HDL), triglycrerid (TG) và cholesterol toàn phần (TC). Kết quả thử nghiệm độc tính cấp cho thấy cao chiết toàn cây đinh lăng an toàn trên động vật, liều gây chết 50% động vật thử nghiệm LD50 > 5000 mg/kg. Kết quả thử nghiệm tác dụng trên các thông số lipid máu ở liều 100 mg/kg và 200 mg/kg, cao chiết toàn cây đinh lăng làm giảm LDL, TG và TC so với nhóm bệnh lý (p < 0,05). Kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu này cho thấy cao chiết toàn cây đinh lăng có độc tính thấp và có thể được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn lipid máu.


Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Lê Trung Khoảng

Khoa Dược, Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột;
Tác giả liên hệ: Lê Trung Khoảng; ĐT: 0906866301; Email: trungkhoang@gmail.com.

Hoàng Thị Thu Huyền

Khoa Dược, Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.

Hà Hoàng Anh Vĩnh

Khoa Dược, Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Hoàng Thúy Bình

Khoa Dược, Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột.

Tài liệu tham khảo

  • Đỗ Huy Bích (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1), NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 793-796.
  • Nguyễn Trần Châu, Đỗ Mai Anh (2010). Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và hạ cholesterol của cao toàn phần chiết xuất từ lá đinh lăng Polyscias frusticosa L. Harms. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 14 (2), 96-100.
  • Hoàng Thị Thu Huyền, Huỳnh Văn Chung, Huỳnh Thị Như Quỳnh, Trần Lưu Phúc, Lê Trung Khoảng (2022). Xác định hàm lượng và thẩm định quy trình định lượng acid oleanolic trong cây đinh lăng (polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại tỉnh Đắk Lắk bằng phương pháp HPLC. Tạp chí khoa học trường đại học Tây Nguyên, số 54, tr. 23-27.
  • Trần Công Luận và cộng sự (2017). Khảo sát tác dụng tăng lực của chế phẩm từ đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms). Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển kinh tế Trường đại học Tây Đô, 02, 110-119.
  • Bộ Y Tế (2017). Dược Điển Việt Nam V tập 2, NXB Y Học, tr. 1388-1389.
  • Huỳnh Ngọc Trinh, Nguyễn Ngọc Văn, Mai Phương Mai, Võ Phùng Nguyên (2013). Khảo sát tác động hạ lipid huyết của đậu bắp Abelmoschus Esculentus (L.) Malvaceae trên chuột thực nghiệm. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17 (4), 412-417.
  • Asumeng Koffuor G, Boye A, Kyei S, Ofori-Amoah J, Akomanin Asiamah E, Barku A, Acheampong J, Amegashie E, Kumi Awuku A (1999). Anti-inflammatory and safety assessment of Polyscias fruticosa (L.) Harms leaf extract in ovalbumin-induced asthma. Pharm Biol. 2014; 3(5): 337-342.
  • Bensita MB, Nilani P, Sandhya SM (1999). Studies on the adaptogenic and antibacterial properties of polyscias fructicosa (L) harms. Anc Sci Life. 1999; 18(3-4): 231-46.
  • Do VM, Tran CL, Nguyen TP (2020). Polysciosides J and K, two new oleanane-type triterpenoid saponins from the leaves of Polyscias fruticosa (L.) harms. cultivating in An Giang Province, Viet Nam. Nat Prod Res. 2020; 34(9): 1250-55.
  • Madariaga YG, Cárdenas MB, Irsula MT, Alfonso OC, Cáceres BA, Morgado EB (2015). Assessment of four experimental models of hyperlipidemia. Lab Anim (NY). 2015; 44(4): 135-40.
  • Organisation for Economic Co-operation and Development (2002), Test No. 423: Acute Oral toxicity - Acute Toxic Class Method, OECD Guidelines for the Testing of Chemicals. OECD Publishing, Paris. section 4.
  • Zarzecki MS, Araujo SM, Bortolotto VC, de Paula MT, Jesse CR, Prigol M (2014). Hypolipidemic action of chrysin on Triton WR-1339-induced hyperlipidemia in female C57BL/6 mice. Toxicol Rep. 2014 May 12;1:200-208.