Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đái tháo đường type 2 có sử dụng insulin tại bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên năm 2022

Main Article Content

Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đái tháo đường type 2 có sử dụng insulin tại bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên năm 2022

Tác giả

Trần Thị Nguyên Đăng
Nguyễn Thanh Thảo

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 có sử dụng insulin theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam ở bệnh nhân (BN) điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên năm 2022. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 100 BN ĐTĐ type 2 có sử dụng insulin, dữ liệu thụ thập bằng phiếu điều tra từ tháng 01/2022 đến tháng 8/2022. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị được xét bao gồm: tuổi, giới tính, BMI, thời gian mắc bệnh, các bệnh đồng mắc, thời gian tái khám, liệu pháp điều trị. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị: Căn cứ mục tiêu điều trị ĐTĐ type 2 của Bộ Y tế Việt Nam để xác định hai yếu tố là glucose máu lúc đói (G0) < 7,2 mmol/L và HbA1c < 7,5% đạt hay không. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0. Các phép kiểm được sử dụng gồm: thống kê mô tả, so sánh bằng phép kiểm Chi – square/Fisher exact test, McNemar, Paired Sample T – test/ Wilcoxon signed - rank test. Các phép kiểm được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Kết quả cho thấy tuổi của đối tượng nghiên cứu trung bình (TB) là 64,61 ± 10,98. Nữ giới chiếm tỷ lệ 63%. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 93%. Thời gian phát hiện ĐTĐ TB 10,0 ± 8,0 năm. Sau điều trị, chỉ số G0 và HbA1c TB giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), có 24,0% BN đạt mục tiêu G0 và 9,0% đạt mục tiêu HbA1c. Chỉ số BMI có ảnh hưởng tới kết quả kiểm soát G0 và HbA1c. Không tìm thấy sự tương quan giữa sự kiểm soát G0 và các yếu tố tuổi, giới tính, BMI, thời gian mắc bệnh, các bệnh đồng mắc, thời gian tái khám, liệu pháp điều trị, liều hay loại insulin sử dụng. Có sự tương quan nghịch giữa kết quả kiểm soát HbA1c và thời gian phát hiện bệnh (r = -0,257; p < 0,05). Qua kết quả này, nghiên cứu cho thấy thời gian phát hiện bệnh, chỉ số BMI có ảnh hưởng tới kết quả kiểm soát glucose máu. Phác đồ phối hợp insulin và thuốc viên uống trong điều trị ĐTĐ type 2 có cải thiện glucose máu. Tuy nhiên, tỷ lệ BN đạt mục tiêu HbA1c còn thấp, cần mở rộng thời gian và phương pháp nghiên cứu để phân tích được đầy đủ các yếu tố liên quan đến việc kiểm soát glucose máu để việc điều trị cho BN đạt hiệu quả tốt hơn.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Nguyên Đăng

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Nguyên Đăng; ĐT: 0916872908; Email: ttndang@ttn.edu.vn.

Nguyễn Thanh Thảo

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y tế (2020). "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Đái tháo đường type 2", Hà Nội, 18-26, 68-72.
  • Nguyễn Thị Mây Hồng, Nguyễn Phạm Như Đài, Cao Đình Hưng (2019). "Một số lưu ý khi điều trị đái tháo đường type 2 ở người cao tuổi", Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ Bản Tập 23, Số 3, 6-11.
  • Nguyễn Thị Mỹ Lý (2021). Nghiên cứu kết quả sử dụng liệu pháp insulin nền trong điều trị đái tháo đường type 2 tại bện viện 119. Hội Nội tiết - Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa miền Trung Việt Nam. DOI: 10.47122/vjde.2021.46.24.
  • Đỗ Trung Quân (2007). Đái tháo đường và điều trị. NXB Y học, Hà Nội, 318-321.
  • Arnetz, L., Ekberg, N. R., and Alvarsson, M. (2014). Sex differences in type 2 diabetes: focus on disease course and outcomes. Diabetes, metabolic syndrome and obesity: targets and therapy, 7, 409.
  • Galani V., Patel, H.M. (2011). Comparison of metformin and insulin monotherapy with combined metformin and insulin therapy in patients of type 2 diabetes with HbA1c > 7%. Int J Pharm Biol Arch, 2(1), 563-568.
  • Kim, M. K., Jang, E. H., Son, J. W., Kwon, H. S., Baek, K. H., Lee, K. W., & Song, K. H. (2011). Visceral obesity is a better predictor than generalized obesity for basal insulin requirement at the initiation of insulin therapy in patients with type 2 diabetes. Diabetes research and clinical practice, 93(2), 174-178.
  • Magliano, D.J. (2021). IDF Diabetes Atlas 2021 – 10th edition, 2-5, 124-126. Retrieved from http://www.diabetesatslats.org/.
  • Martens, T., Beck, R.W., Bailey, R., Ruedy, K.J., Calhoun, P., Peters, A.L., Pop-Busui, R., PhilisTsimikas, A., Bao, S., Umpierrez, G., Davis, G., Kruger, D., Bhargava, A., Young, L., McGill, J.B., Aleppo, G., Nguyen, Q.T., Orozco, I., Biggs, W., Lucas, K.J., Polonsky, W.H., Buse, J.B., Price, D. and Bergenstal, R.M. (2021). Effect of Continuous Glucose Monitoring on Glycemic Control in Patients With Type 2 Diabetes Treated With Basal Insulin. JAMA, 325 (22), 2263-2272. doi:10.1001/ jama.2021.7444.
  • Rosenstock, J., Schwartz, S.L., Clark, C.M., Park, G.D., Donley, D.W. and Edwards, M.B. (2001). Basal Insulin Therapy in Type 2 Diabetes. Diabetes Care, 24 (4), 631–636.
  • Sanne. G.S., Joost. B.H, J. Hans. Devries (2009). "Insulin Therapy for Type 2 Diabetes". Diabetes Care, 32 (2), S253-S259.
  • Sesti, G., Incalzi, R. A., Bonora, E., Consoli, A., Giaccari, A., Maggi, S., ... & Ferrara, N. (2018). Management of diabetes in older adults. Nutrition, Metabolism and Cardiovascular Diseases, 28(3), 206-218.