Tối ưu hóa điều kiện sinh tổng hợp IAA của chủng vi khuẩn vùng rễ Bacillus Subtilis CJ41

Main Article Content

Tối ưu hóa điều kiện sinh tổng hợp IAA của chủng vi khuẩn vùng rễ Bacillus Subtilis CJ41

Tác giả

Trần Thị Phương Hạnh
Nguyễn Minh Trung
Trịnh Thị Huyền Trang

Tóm tắt


IAA do vi khuẩn vùng rễ tổng hợp trực tiếp tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Nghiên cứu được tiến hành nhằm lựa chọn điều kiện nhân nuôi thích hợp chủng Bacillus subtilis CJ41. Bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (RSM) – cấu trúc có tâm (CCD), điều kiện nhân nuôi của chủng CJ41 được tối ưu hóa để sinh tổng hợp IAA cao nhất. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pepton, manitol, L-tryptophan đến khả năng sinh tổng hợp IAA của chủng Bacillus subtilis CJ41 cho thấy, hàm lượng IAA đạt cao nhất ở các nồng độ lần lượt là 5g/L pepton, 7,5g/L mannitol và 1,25g/L L-tryptophan. Phương trình bậc hai mô tả sự phụ thuộc của hàm lượng IAA với ba biến khảo sát có dạng IAA (µg/mL) = 77,93+2,58A+3,94B+0,2440C+1,09AB-0,6888AC+2,85BC-6,14A2-7,18B2-13,54C2. Kết quả phân tích cho thấy, khoảng giá trị 4,5g/L đến 6,5g/L đối với pepton, 7g/L đến 8g/L đối với mannitol và 1,2 g/L đến 1,3g/L đối với L-tryptophan được xác định là khoảng tối ưu để thu được hàm lượng IAA cao nhất khi nhân nuôi chủng vi khuẩn vùng rễ Bacillus subtilis CJ41.


Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Phương Hạnh

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên.

Nguyễn Minh Trung

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Trịnh Thị Huyền Trang

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trịnh Thị Huyền Trang; ĐT: 0932.012.705; Email: tthtrang@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Vũ Văn Dũng, Lê Đức Anh, Vũ Duy Nhàn, Nguyễn Thị Nhàn, Trần Thị Nguyệt (2015). Nghiên cứu sản xuất chế phẩm men vi sinh từ chủng Bacillus subtilis B-N. Tạp chí nghiên cứu KH&QS, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, trang 60-68.
  • Del Castillo, E. (2007). Process optimization: a statistical approach (Vol. 105). Springer Science & Business Media.
  • Glickmann, E., & Dessaux, Y. (1995). A critical examination of the specificity of the Salkowski reagent for indolic compounds produced by phytopathogenic bacteria. Applied and environmental microbiology, 61(2), 793-796.
  • Khuri, A. I., & Mukhopadhyay, S. (2010). Response surface methodology. Wiley Interdisciplinary Reviews: Computational Statistics, 2(2), 128-149.
  • Li, M., Guo, R., Yu, F., Chen, X., Zhao, H., Li, H., & Wu, J. (2018). Indole-3-acetic acid biosynthesis pathways in the plant-beneficial bacterium Arthrobacter pascens ZZ21. International journal of molecular sciences, 19(2), 443.
  • Saharan, B. S., & Nehra, V. (2011). Plant growth promoting rhizobacteria: a critical review. Life Sci Med Res, 21(1), 30.
  • Sivasakthi, S., Kanchana, D., Usharani, G., & Saranraj, P. (2013). Production of plant growth promoting substance by Pseudomonas fluorescens and Bacillus subtilis isolates from paddy rhizosphere soil of Cuddalore District, Tamil Nadu, India. Int. J. Microbiol. Res, 4(3), 227-233.
  • Swain, M. R., & Ray, R. C. (2008). Optimization of cultural conditions and their statistical interpretation for production of indole-3-acetic acid by Bacillus subtilis CM5 using cassava fibrous residue.
  • Ton That Huu Dat, Nguyen Thị Kim Cuc, and Pham Viet Cuong (2015). Optimization of indole-3-acetic acid production by Bacillus subtilis TIB6 using response surface methodology. International Journal of Development Research, 5(4), 4036-4042.
  • Wang, H., Liu, R., You, M. P., Barbetti, M. J., & Chen, Y. (2021). Pathogen biocontrol using plant growth-promoting bacteria (PGPR): Role of bacterial diversity. Microorganisms, 9(9), 1988.
  • Zhang, H., Yang, Q., Zhao, J., Chen, J., Wang, S., Ma, M., ... & Zhao, H. (2022). Metabolites from Bacillus subtilis J-15 Affect Seedling Growth of Arabidopsis thaliana and Cotton Plants. Plants, 11(23), 3205.