Một số đặc điểm về sử dụng thuốc hạ huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện vùng Tây Nguyên

Main Article Content

Một số đặc điểm về sử dụng thuốc hạ huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện vùng Tây Nguyên

Tác giả

Nguyễn Hoàng Anh Thư
Nguyễn Ngọc Như Khuê

Tóm tắt


Tăng huyết áp là một thách thức lớn đối với nền y tế trên toàn cầu. Nhiều bằng chứng cho thấy kiểm soát tốt huyết áp mang lại nhiều lợi ích như giảm tử vong vá các biến cố tim mạch. Mặc dù vậy, trên thực tế việc chỉ định dùng thuốc hạ huyết áp chưa đúng theo khuyến cáo và đa trị liệu dễ dẫn đến tương tác thuốc - thuốc. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một số đặc điểm về sử dụng thuốc hạ huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2022 và xác định tỷ lệ tương tác thuốc - thuốc ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang. Có 454 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy đa trị liệu chiếm tỉ lệ rất cao (91,2%). Lợi tiểu là nhóm thuốc hạ huyết áp được chỉ định sử dụng nhiều nhất (84,6%), kế tiếp là nhóm chẹn beta (81,9%), ức chế thụ thể angiotensin II (53,7%), chẹn kênh canxi (40,3%) và ức chế men chuyển (26,7%). Tỉ lệ tương tác thuốc - thuốc là 87%. Tương tác thuốc - thuốc mức độ trung bình là hay gặp nhất (83,3%). Như vậy, hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp được chỉ định phác đồ đa trị liệu. Nhóm thuốc được chỉ định sử dụng nhất là lợi tiểu. Tỉ lệ tương tác thuốc - thuốc ở mức cao và tương tác thuốc - thuốc mức độ trung bình là phổ biến nhất. Cần xây dựng danh mục tương tác thuốc - thuốc bất lợi trên lâm sàng nhằm làm tăng hiệu quả điều trị và tính an toàn ở bệnh nhân tăng huyết áp.


Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Hoàng Anh Thư

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tên tác giả liên hệ: Nguyễn Hoàng Anh Thư; ĐT: 0905 286128; Email: nhathu@ttn.edu.vn.

Nguyễn Ngọc Như Khuê

Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y Tế, Cục Y tế dự phòng (2016). Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015. Nhà xuất bản Y học.
  • Bộ Y Tế, Cục Y tế dự phòng (2016). Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam 2015. Nhà xuất bản Y học.
  • Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng (2016). Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 32.
  • Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Ngọc Khôi (2019). Dược lâm sàng đại cương. Nhà xuất bản Y học.
  • Đặng Thị Hạnh (2022). Phân tích tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Trung tâm y tế huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Dược Hà Nội.
  • Hội Tim mạch học Việt Nam (2018). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp 2018. http://vnha. org.vn/data/Khuyen-Cao-THA-2018.pdf. Truy cập ngày 12/7/2021.
  • Hội Tim mạch học Việt Nam (2022). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp 2022. http://vnha. org.vn/data/Khuyen-Cao-THA-2022.pdf. Truy cập ngày 20/11/2022.
  • Đinh Hữu Hùng và cs (2020). Tỷ lệ hiện mắc và một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ não trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo khoa học đề tài cấp tỉnh năm 2020.
  • Đoàn Thị Thu Hương (2015). Phân tích thực trạng sử dụng thuốc trên bệnh nhân tăng huyết áp mắc kèm đái tháo đường tại phòng khám ngoại trú, bệnh viện y học cổ truyền, Bộ công an. Luận văn Thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
  • Đàm Văn Nông (2019). Xây dựng danh mục tương tác thuốc bất lợi cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại Trung tâm y tế huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Dược Hà Nội.
  • Nguyễn Hoài Thanh Tâm và cs (2014). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai trong tháng 3/2014. http://dnh.org.vn/UserFiles/thuvienykhoa/file/ KHAO-SAT-TINH-HINH-SU-DUNG-THUOC-HUYET-AP.pdf. Truy cập ngày 12/7/2021.
  • Ansha Subramanian et al. (2018). Study of drug–Drug interactions among the hypertensive patients in a tertiary care teaching hospital. Perspect Clin Res, 9(1), pp. 9–14.
  • Chandra Narayan Gupta et al. (2019). Evaluation of Antihypertensive Drug Prescription Patterns, Rationality, and Adherence to Joint National Committee-8 Hypertension Treatment Guidelines among Patients Attending Medicine OPD in a Tertiary Care Hospital. International Journal of Contemporary Medical Research, 6, 10.
  • James PA, Oparil S, Carter BL, Eighth Joint National Committee (JNC 8) Members, et al. (2014). 2014 evidence-based guideline for the management of high blood pressure in adults: report from the panel members appointed to the Eighth Joint National Committee (JNC 8). Supplemental Content. JAMA,311, pp. 507–20.
  • Nitin Kothari, Barna Ganguly (2014). Potential Drug - Drug Interactions among Medications Prescribed to Hypertensive Patients. J Clin Diagn Res, 8(11), pp.1-4.
  • Obreli Neto PR et al. (2012). Prevalence and predictors of potential drug – drug interactions in the elderly: a cross – sectional study in the Brazilian primary public health system. J Pharm Sci.,15, pp.344-54.
  • Parati G., Lombardi C., Pengo M., Bilo G., Ochoa J. E. (2021). Current challenges for hypertension management: From better hypertension diagnosis to improved patients' adherence and blood pressure control. Int J Cardiol, 331, pp. 262-269.
  • Stergiou G. S. et al (2021). European Society of Hypertension practice guidelines for office and out-ofoffice blood pressure measurement. Journal of Hypertension, 39 (7), pp. 1293-1302
  • Tadesse M. A. et al (2017). Antihypertensive drug prescription patterns and their impact on outcome of blood pressure in Ethiopia: a hospital-based cross-sectional study. Integr Pharm Res Pract, 6, pp. 29–35.
  • Venketasubramanian N., Yoon B. W., Pandian J., Navarro J. C. (2017). Stroke Epidemiology in South, East, and South-East Asia: A Review. J Stroke, 19(3), pp. 286-294.
  • Zhou B., Perel P., Mensah G. A., Ezzati M. (2021). Global epidemiology, health burden and effective interventions for elevated blood pressure and hypertension. Nat Rev Cardiol.