Kết quả bước đầu về thành phần loài bò sát thuộc bộ có vảy (Squamata) ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Kết quả bước đầu về thành phần loài bò sát thuộc bộ có vảy (Squamata) ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Nguyễn Hữu Kiên
Trương Bá Phong
Bùi Thị Quỳnh Hoa

Tóm tắt


Huyện Buôn Đôn nằm ở phía Tây của tỉnh Đăk Lắk, đây là khu vực có Vườn quốc gia Yok Don – Khu bảo tồn rừng Khộp duy nhất tại Việt Nam. Thành phần loài Bò sát nói chung và các loài bò sát thuộc bộ Có vảy (Squamata) nói riêng ở khu vực này hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong khi đó, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và các hoạt động khai thác rừng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ sinh thái. Chúng tôi đã thu thập và phân loại được 20 loài bò sát thuộc bộ Có vảy xếp trong 15 giống, 7 họ. Trong đó, có 4 loài đang bị đe dọa ở mức nguy cấp và cần được bảo vệ là Rắn ráo trâu, Rắn ráo thường, Rắn Cạp nong, Rắn hổ mang; 02 loài sắp nguy cấp là Nhông cát và Tắc kè.


Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Hữu Kiên

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Trương Bá Phong

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trương Bá Phong; ĐT: 0823588277; Email: tbphong@ttn.edu.vn.

Bùi Thị Quỳnh Hoa

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Báo cáo đa dạng sinh học Vườn quốc gia Yok Don (2003). Dự án PARC VIE/95/G31&03.
  • Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam, Phần I. Động Vật, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
  • Ngô Văn Bình, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trương Bá Phong (2020). Đặc điểm hình thái của nhông cát Leiolepis rubritaeniata (Reptilia) ở vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk.
  • Ngô Đắc Chứng, Nguyễn Quảng Trường (2015). Giáo trình Điều tra và giám sát Đa dạng sinh học Động vật, NXB Đại học Huế, 2015.
  • CITES appendices I, II (Valid from 27 November 2019). http//www.cites.org
  • Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường và Nguyễn Vũ Khôi (2005). Nhận dạng một số loài Bò sát - Ếch nhái ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, trang 17 – 46.
  • Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo và Ngô Đắc Chứng (2012). Ếch nhái, bò sát vườn quốc gia Bạch Mã, NXB Nông nghiệp, trang 90 - 146.
  • Trương Bá Phong, Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình (2019). Mật độ quần thể và sử dụng vi môi trường sống của Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularius) tại Vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo khoa học Hội thảo quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam, lần thứ IV, Tr. 204-211.
  • Trương Bá Phong, Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình (2022). Đánh giá xác suất phát hiện loài và sự chiếm cứ điểm của Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularius) ở vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Đại học Tây Nguyên, số 56.
  • Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Yok Don giai đoạn 2010 – 2020 (2011). Vườn quốc gia Yok Don.
  • Cox J. M., Merel J., Van Dijk T. A., Paul P., Nabhitabhata J., Thirakhupt K. (1998). A Photographic Guide to Snecks and Other Reptiles of Peninsular Malaysia, Singapore and Thailand, Ralph Curtis Publishing, 144 pp.
  • Boehm A.B., Van De Werfhorst L.C., Griffith J.F., Holden P.A., Jay J.A. (2013). Performance of forty-one microbial source tracking methods: a twenty-seven lab evaluation study, Water Research, 47, 6812-6828.
  • Nguyen, V. S., Ho, T. C., & Nguyen, Q. T. (2009). Herpetofauna of Vietnam. Ed. Chimaira.
  • IUCN (2022). The IUCN Red List of Threatened Species. http//www.redlist.org
  • Uetz, P. (2010). The original descriptions of reptiles. Zootaxa, 2334(1), 59-68.
  • Uetz, P. (2016). The Reptile Database Turns 20. Herpetological Review, 47(2), 330-34.