Phân vùng và dự báo nguy cơ sạt lở đất trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk trong điều kiện biến đổi khí hậu

Main Article Content

Phân vùng và dự báo nguy cơ sạt lở đất trên địa bàn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk trong điều kiện biến đổi khí hậu

Tác giả

Hồ Đình Bảo
Nguyễn Công Tài Anh
Nguyễn Thị Ngọc Quyên

Tóm tắt


Sạt lở đất là một trong những hiện tượng thiên tai bất thường, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân, ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế của nhiều địa phương, trong đó có huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Bằng phương pháp tích hợp GIS và AHP, bản đồ phân vùng sạt lở đất huyện Krông Bông đã được xây dựng dựa trên các yếu tố thành phần cơ giới, độ dốc, thành phần thạch học, thảm phủ và lượng mưa. Kết quả, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất chủ yếu ở các khu vực độ dốc cao, lượng mưa lớn, thành phần cơ giới và thành phần thạch học kết cấu lỏng lẻo, chiếm 4,45% trong diện tích nghiên cứu; vùng có nguy cơ xảy ra tập trung ở các khu vực gần các tuyến đường giao thông, độ dốc 8 - 15o, thành phần cơ giới và thạch học là sự xen kẽ của các lớp cuội, sạn, cát, sét gắn kết yếu, lượng mưa 2.000 - 2.500mm, chiếm 65,67% trong phạm vi nghiên cứu; vùng ít có nguy cơ chiếm diện tích 29,88%, tập trung chủ yếu nơi có độ dốc bé, lượng mưa trung bình thấp. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu RCP 4.5, các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất có sự thay đổi so với năm 2021, khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao tăng lên 17.368 ha khi lượng mưa có xu hướng tăng và tập trung ở phía Đông của huyện Krông Bông; khu vực có nguy cơ sạt lở chiếm diện tích lớn vào năm dự báo với 70,33% diện tích tự nhiên, tăng 5.855,42 ha; khu vực có nguy cơ sạt lở đất thấp giảm 23.223,92 ha, tập trung nhiều ở xã Khuê Ngọc Điền. Trên cơ sở bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất năm hiện trạng 2021 và năm dự báo 2045, các giải pháp chủ động phòng tránh sạt lở đất được đề xuất chính là thực hiện đồng thời các giải pháp công trình, phi công trình và sự phối hợp giữa cơ quan ban ngành các cấp và người dân địa phương trong công tác phòng chống thiên tai.


Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Hồ Đình Bảo

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên.

Nguyễn Công Tài Anh

11/9 Ama Sa, Phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk

Nguyễn Thị Ngọc Quyên

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Ngọc Quyên; ĐT: 0963003316; Email: ntnquyen@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2021). Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 13/4/2021 công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường (2017). Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi, khu vực phía Bắc từ 2012 đến 2017. Đề án cấp nhà nước.
  • Chính phủ (2020). Báo cáo số 583/BC-CP ngày 2/11/2020 của Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình phòng, chống thiên tai, bão lũ ở các tỉnh miền Trung.
  • Đặng Thị Hà, Bùi Thị Thu Trang, Nguyễn Khắc Thành (2019). Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 61(3).3.2019, 15-21.
  • Trần Thanh Hà (2009). Nghiên cứu địa mạo phục vụ giảm thiểu tai biến trượt lở đất, lũ bùn đá tỉnh Lào Cai. Luận án tiến sĩ, ĐHKHTN-ĐHQGHN, Hà Nội, 2009.
  • Đỗ Minh Ngọc, Đặng Thị Thùy, Đỗ Minh Đức (2016). Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: các Khoa học về Trái đất và Môi trường, 32(2S), tr.206-216.
  • Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Đặng Thị Thúy Kiều, Hồ Đình Bảo, Triệu Thị Lắng, Nguyễn Kim Lợi (2020). Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và đất lưu vực sông Srêpok, ISBN: 978-604-65-4963-5, NXB Lao động - Xã hội.
  • Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk (2021). Báo cáo thống kê công trình phòng chống sạt lở bờ sông năm 2019, 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • Nguyễn Thám, Nguyễn Đăng Độ, Uông Đình Khanh (2012). Xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất tỉnh Quảng Trị bằng phương pháp tích hợp mô hình phân tích thứ bậc (AHP) vào GIS. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 74B(5), tr.143-155.
  • Phạm Quang Thanh (2019). Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để lựa chọn phương thức thực hiện dự án đầu tư xây dựng, Tạp chí Khoa học Công nghệ xây dựng NUCE, 13(3V): 125-135.
  • UBND tỉnh Đắk Lắk (2021). Kế hoạch số 1752/KH-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 03/3/2021 về Tổng thể phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
  • Tuyên Giáo (2020). Những nguyên nhân nào gây ra lũ lụt và sạt lở đất? [Online] https://tuyengiao.vn/ chung-suc-phong-chong-thien-tai/nhung-nguyen-nhan-nao-gay-ra-lu-lut-va-sat-lo-dat-131313.
  • Nguyen Hoang Khanh Linh (2018). Mapping risk of landslide at A Luoi district, Thua Thien Hue province, Vietnam by GIS-based multi-criteria evaluation. Asian Journal of Agriculture and Development, Vol. 15, No.1, pp. 87 - 106.
  • Nguyen Thi Ngoc Quyen, Nguyen Cong Tai Anh, Ho Dinh Bao, Le Vy, Nguyen Huu Ngu, Mai Thanh Nhon (2022). Building land cover map for land management in Krong Bong district, Dak Lak province, Tay Nguyen Journal of science, Vol. 56, pp.87-93.
  • T.L. Saaty (1980). The Analytic Hierarchy Process. McGraw Hill, NY, pp.350
  • T.L. Saaty (1996). The Analytic Hierarchy Process. New York, N.Y., McGraw Hill, 1980, reprinted by RWS Publications, Pittsburgh, 1996.