Thực trạng cho con bú sớm của các bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên và một số yếu tố liên quan năm 2022
Main Article Content
Thực trạng cho con bú sớm của các bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên và một số yếu tố liên quan năm 2022
Tóm tắt
Sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đặc biệt là sữa non, nguồn sữa được hình thành trong thai kỳ và kéo dài cho tới 5 - 7 ngày sau sinh, chứa nhiều Vitamin và kháng thể giúp trẻ chống lại các nguy cơ về bệnh tật và làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo rằng, có khoảng 77 triệu trẻ sơ sinh trên toàn cầu không được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Tại Việt Nam, tỷ lệ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh còn thấp, khoảng từ 54% - 61%. Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả thực trạng cho con bú sớm và phân tích một số yếu tố liên quan đến cho con bú sớm của các bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên năm 2022. Đây là Nghiên cứu cắt ngang, 206 bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên từ 03/01/2022 - 31/3/2022 được phỏng vấn dựa trên phiếu phỏng vấn có cấu trúc. Các bà mẹ cũng được quan sát về thực hành cho con bú trong 1 giờ đầu. Số liệu được làm sạch và phân tích với phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ cho con bú sớm là 77,7%. Nhóm bà mẹ dưới 30 tuổi, là công nhân viên chức, có sự chăm sóc, hỗ trợ từ chồng/người thân hay nhận được thông tin bú sớm từ nhân viên y tế (NVYT) có khả năng cho bú sớm cao hơn các nhóm còn lại. Từ kết quả này, Bệnh viện cần duy trì các hoạt động tư vấn về NCBSM, chú trọng các vấn đề liên quan đến bú sớm cho tất cả các thai phụ.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bộ Y tế (2014). Quyết định 4673/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
- Bộ Y tế (2016). Quyết định 6734/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ.
- Lý Hải Yến (2020). Kiến thức, thực hành cho trẻ bú sớm của sản phụ và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm Y tế huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang năm 2020. [PhD thesis]. Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
- Mai Anh Đào, Đinh Thị Phương Hoa, Trần Thị Nhi (2018). Một số yếu tố liên quan đến thực hành cho con bú sớm sau sinh của bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại 4 xã thuộc thành phố Nam Định năm 2018.
- Nguyễn Thị Lệ Hằng (2020). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến đến thực hành cho trẻ bú sớm của sản phụ sau sinh tại trung tâm Sản - nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2020. [PhD thesis]. Hà Nội: Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thúy (2015). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới việc cho trẻ bú sớm của bà mẹ sau sinh con tại Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Xuyên năm 2015. [Ph Thesis.]: Đại học Y tế công cộng Hà Nội; 2015.
- UNICEF (2018). Cứ 5 trẻ mới sinh thì có 3 trẻ không được bú sữa mẹ ngay từ giờ đầu tiên sau khi sinh. NEW YORK / GENEVA / HÀ NỘI, Ngày 01 tháng 8 năm 2018 [Available from: https://www.unicef.org/vietnam.
- Exavery, A., Kanté, A.M., Hingora, A., Phillips, J.F. (2015). Determinants of early initiation of breastfeeding in rural Tanzania. 2015;10(1):1-9.
- Khanal, V., Scott, J.A., Lee, A.H., Karkee, R., Binns, C.W. (2015). Factors associated with early initiation of breastfeeding in Western Nepal. 2015;12(8):9562-74.
- WHO (2014). Early initiation of breastfeeding, accessesed 08/9/2021 [Available from: http://www.who.int/elena/titles/earlybreastfeeding/en.
- WHO (2017a). Reaching the every newborn national 2020 milestones: country progress, plans and moving forward. 2017.
- WHO (2017b). Second Biennial Meeting on Accelerating progess in Early Essential Newborn Care. Đa Nang, Viet Nam 14 - 17 August 2017.
- WHO & UNICEF (2003). Global strangy for infant and young child feeding. Geneva World Health Oganization. 2003.
- WHO & UNICEF (2018). Capture the Moment–Early initiation of breastfeeding: The best start for every newborn. [Internet]. Unicef. New York: UNICEF. [Available from: https://data.unicef.org/topic/nutrition/infant-and-young-child-feeding.