Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Yên Hòa và Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Main Article Content

Nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh trường THPT Yên Hòa và Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Tóm tắt



Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 2.393 học sinh từ 15 - 17 tuổi trường THPT Sơn Tây và Yên Hòa, Hà Nội. Chiều cao đứng, cân nặng trung bình của học sinh tăng dần từ 15- 17 tuổi. Chiều cao đứng, cân nặng và mức tăng hai chỉ số này của nam đều lớn hơn so với của nữ và hai chỉ số này của học sinh trường THPT Yên Hòa cao hơn so với của trường THPT Sơn Tây (p<0,05) và có sự gia tăng đáng kể chiều cao của học sinh Hà Nội sau khoảng 20 năm. Đa số học sinh có thể trạng bình thường ở nam chiếm 70,1% và nữ 79,2% (65,4%, 74,8% nam và nữ trường THPT Sơn Tây; 74,7%, 83,6% nam và nữ trường THPT Yên Hòa). Tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng (6,5%) và thừa cân béo phì của cả hai trường khá cao: ở trường Sơn Tây các tỉ lệ này đều (18,5%; 5% ở nam và 11,5%; 2% ở nữ) cao hơn so với của trường THPT Yên Hòa (16,8%; 3,2% ở nam và 7,7%;1,2% ở nữ).



Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử Tác giả

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Khoa Sinh Học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Bích Ngọc; ĐT: 0435131286; Email: ngocnb@hnue.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y tế (2003). Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX, NXB Y học, Hà Nội.
  • Trần Long Giang, Mai Văn Hưng (2013). Nghiên cứu một số chỉ số hình thái của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 411, số đặc biệt/2013, tr 45-57.
  • Trần Long Giang, Mai Văn Hưng (2014). Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc cơ bản của trẻ em dân tộc Kinh và H'mong từ 15 đến 17 tuổi tại tỉnh Yên Bái, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 4/2014, tr 132-143.
  • Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thanh Hà, Lưu Quốc Toản (2016).Tình trạng dinh dưỡng của học sinh hai trường THPT ở Hà Nội năm 2015, Tạp chí Y tế công cộng, 3.2016, số 40.
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Hoàng Thị Vân Anh và Nguyễn Kim Anh (2019). Thực trạng và mô hình dự đoán thiếu cân ở học sinh trường THCS Phụng Thượng, Hà Nội, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, tập 64, số 3, tr.157-166.
  • Trần Thị Minh Hạnh (2011). "Đánh giá tình trạng dinh dưỡng", Dinh dưỡng học, Nhà xuất bản Y học, TP.HCM, tr. 143-161.
  • Lê Thị Hợp và cs. (2010). Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011-2020. Journal of Food and Nutrition Sciences - Volumn 6 - Number 3+4.
  • Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương (2011). Thống nhất phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 7 (2), tr. 1-8.
  • Đồng Hương Lan (2016). Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông chuyên các tỉnh Bắc miền Trung, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Thể dục thể thao.
  • Nguyễn Thị Bích Ngọc, Tạ Thúy Lan (2010). Một số chỉ số hình thái - thể lực của học sinh Kinh và Mường từ 11 - 17 tuổi tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, Hội Sinh lý học Việt Nam, Tổng Hội Y học Việt Nam, Tập 15 No 2, tr.35-41.
  • Freedman D.S., Khan L.K, Dietz W.H.et al (2005). "The relation of Childhood BMI to adult adiposity: The Bogalusa Study", Pediatrics, 115 (1), pp. 22-27 .
  • Cardoso HF, Caninas M. (2010). "Secular trends in social class differences of height, weight and BMI of boys from two schools in Lisbon, Portugal" (1910-2000), Econ Hum Biol, 8(1), pp. 111-20.