Đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) nuôi cấy mô ngoài đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Main Article Content
Đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) nuôi cấy mô ngoài đồng ruộng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Tóm tắt
Diện tích Hồ tiêu trên toàn quốc năm 2022 là 119.600 ha, trong đó diện tích Hồ tiêu tại Tây Nguyên chiếm 60% (71.760 ha) được xem là vùng nguyên liệu Hồ tiêu lớn nhất cả nước. Tổng diện tích Hồ tiêu cho thu hoạch tính hết năm 2022 có 107.800 ha (tương ứng 90,1% tổng diện tích Hồ tiêu) với tổng sản lượng là 272.200 tấn. Hiện nay, trồng mới hoặc tái canh Hồ tiêu trên những diện tích đã chết do dịch hại đang đối mặt nhiều vấn đề như: Áp lực sâu bệnh hại, thời gian, kinh tế và đặc biệt do giá Hồ tiêu xuống thấp. Do đó, việc nghiên cứu, nhân nuôi chọn tạo giống cây Hồ tiêu nuôi cấy mô có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cây giống đồng loạt, sạch bệnh để phục vụ tốt cho nông dân trồng Hồ tiêu. Cây giống sạch bệnh có ý nghĩa quan trọng bước đầu góp phần giảm chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật từ đó hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ chết và tăng tỷ lệ thành công cho người nông dân. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, chống chịu của cây giống Hồ tiêu nuôi cấy mô ngoài đồng ruộng (quy mô 1,1 ha) so với cây giống giâm hom dây lươn theo phương pháp truyền thống (đối chứng). Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình Hồ tiêu nuôi cấy mô sau 24 tháng trồng cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ vàng lá thối rễ thấp (5,3% ở mô hình) và (8,4% ở đối chứng), tỷ lệ chết ở mô hình chiếm 19,5%, ngược lại tỷ lệ chết ở đối chứng chiếm tỷ lệ 30,1% tỷ lệ chết giữa mô hình và đối chứng có sự có sự khác biệt ở mức α = 0,05. Tại thời điểm 12 tháng sau trồng mô hình đạt tỷ lệ bật chồi 100% khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng có tỷ lệ bật chồi là 30%, mật số tuyết trùng trong đất và rễ đều ở ngưỡng an toàn.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bộ NN và PTNT, (2015). Quy trình Kỹ thuật "Trồng, chăm sóc và thu hoạch Hồ tiêu" theo quyết định số 730/QĐ-BNN-TT gọi tắt là Quy trình 730.
- Dương Tấn Nhựt (2011). Công Nghệ Sinh học thực vật: Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Tập 1. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
- Đoàn Thị Ái Thuyền, Thái Xuân Du, Đỗ Đăng Giáp, Nguyễn Tăng Tôn (2005), Bước đầu nghiên cứu nhân giống In vitro một số giống Hồ tiêu (Piper Nigrum L.) sạch virus. Tạp chí Sinh học, 27 (3), tr.39-45.
- Đỗ Đăng Giáp, Thái Xuân Du, Đoàn Thị Ái Thuyền (2009). Nghiên cứu sự phát sinh hình thái trong nuôi cấy lớp mỏng tể bào (Thin cell layer) ở lá cây Hồ tiêu.
- Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2016). Nghiên cứu nhân giống một số cây trồng chính tại Tây Nguyên bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Nhiệm vụ thường xuyên năm 2016 - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây nguyên
- Nguyễn Thị Mai và cộng sự (2020). Báo cáo tổng kết thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: "Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống Hồ tiêu (Piper nigrum L.) sạch bệnh tại Đăk Nông.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, Báo cáo tổng kết niên vụ Hồ tiêu 2020/2021 và phương hướng niên vụ 2021/2022, tỉnh Đắk Nông 2022.
- Tổng cục Thống kê (2021). Niên giám Thống kê 2020, NXB Thống kê, Công ty CP In Khoa học Công nghệ Mới.
- Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê 2021, NXB Thống kê, Công ty CP In Khoa học Công nghệ Mới.
- Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê 2022, NXB Thống kê, Công ty CP In Khoa học Công nghệ Mới.
- Trương Bích Phượng, Nguyễn Đức Tuấn, Hồ Thị Cẩm Giang (2014), Nghiên cứu hệ thống tái sinh In vitro cây hồ tiêu, Tạp chí Khoa học - Đại học Khoa học Huế, Tập 94. Số 6 (2014. 167 - 177).
- Ahmad N., Guo B., Fazal H., Abbasi B.H., Liu C., Mahmood T., Shinwari Z., (2011). Feasible plant regeneration in black pepper from petiole explants. Journal of Medicinal Plants Research, 5 (18), pp. 4590-4590.
- Basappa U., Shetty H., (1990). "Establishment of suspension cultivars of black pepper (Piper nigrum L.)". Advances in Plant Sciences, 2(2), pp. 307-310.
- Chua, B. K (1980). "Studies on In vitro propagation of black pepper (Piper nigrum L.). Journal MARDI Research Bulletin 1980 Vol. 8 No. 2 pp. 155-162.
- Chua, B., (1980). "Studies on In vitro propagation of black pepper (Piper nigrum L.). Journal MARDI Research Bulletin 1980 Vol. 8 No. 2 pp. 155-162.
- Geetha C., Nazeem P., Joseph L., Subhadevi P., (1990). "In vitro callus induction in black pepper Indian Cocoa", Arecanut and Spices Journal. 14 (1). pp. 34-36.
- Indian Institute of Spices Reesearch, Calicut - 673012. On farm evaluation of Tissue culture derived black peper plants. LN.BT/PR2175/AGR/08/154/2000.
- Maju T., Soniya E., (2012). In vitro regeneration system for multiplication and transformation in Piper nigrum L. Int J Med Arom Plants, 2 (1), pp. 178-184.
- Nair R., Dutta G., (2005). "Effect of explants and genotypes on primary somatic embryogenesis in black pepper (Piper nigrum L.)". Cytologia, 70 (2), pp. 195-202.
- Nair R., Gupta S., (2007). "In vitro plant regeneration from encapsulated somatic embryos of black pepper (Piper nigrum L.)", Journal of Plant Sciences, 2(3), pp. 283-292.