Kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn của nông hộ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Main Article Content
Kết quả và hiệu quả sản xuất rau an toàn của nông hộ trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Tóm tắt
Kết quả tính toán từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được cho thấy: Quy mô, sản lượng và năng suất rau an toàn của Thành phố còn hạn chế, thấp hơn so với rau thường. Hiệu quả môi trường hoạt động sản xuất rau an toàn của hộ tại địa phương này chưa tối ưu. Giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp của hộ từ sản xuất rau an toàn tại thành phố Buôn Ma Thuột cao hơn so với rau thường. Ngoài ra, quy mô sản xuất rau an toàn tại thành phố Buôn Ma Thuột đang có xu hướng tăng lên, hoạt động sản xuất rau an toàn đang góp phần tạo việc làm và thu nhập cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình này. Một số biện pháp được đề xuất để cải thiện hiệu quả sản xuất rau an toàn của nông hộ tại địa phương này gồm: Đẩy mạnh tuyên truyền các mô hình sản xuất rau an toàn có hiệu quả cao; Cải thiện năng lực sản xuất rau an toàn cho các nông hộ; Và tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Bình (2017). Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế.
- Benoit Trudel, Đặng Vũ Hoài Nam (2009). Phân tích chuỗi rau an toàn tại thành phố Việt Trì và Lạng Sơn. Veco Vietnam.
- Trần Huỳnh Bảo Châu và Trần Huỳnh Quang Minh (2018). So sánh hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất rau an toàn và truyền thống ở xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Quản lý & Kinh tế, số 07 tháng 6/2018, 89-106.
- Lê Đức Công (2018). Đánh giá tính bền vững chuỗi rau an toàn Mộc Châu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(90)/2018; 88-94.
- Chu Khôi (2020). Liên kết nông dân trồng rau theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- Võ Thị Phương Nhung, Võ Thị Hải Hiền, Phạm Thị Trà My (2017). Thống kê doanh nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp.
- Nguyễn Hữu Nhuần, Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Ngọc Vinh (2020). Đánh giá hiệu quả sản xuất rau của hộ nông dân tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020, 18 (9); 705-712.
- Trần Thị Mai Phương (2023). Một vài khái niệm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế du lịch. Tạp chí Công thương - Số 7 tháng 3 năm 2023.
- Lê Thành (2013). Rau an toàn - Hướng đi bền vững cho nông dân.
- Lê Thị Minh Trí (2021). Hoàn thiện kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh dầu khí niêm yết ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Học viện Tài chính.
- Võ Hồng Tú (2015). Ứng dụng phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả môi trường của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 13, số 8, 1519-1526.
- Lê Thị Hoa Sen, Hồ Thị Hồng (2012). Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, tập 71, số 2, 253-266.
- Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể (2010). Phân tích kinh tế và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho nông hộ. Nhà xuất bản Đại học Huế.
- UBND Tp. Buôn Ma Thuột (2022). Danh sách các cơ sở sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP của Thành phố Buôn Ma Thuột.
- Farrell, M.J. (1957). The Measurement of Productive Efficiency. Journal of the Royal Statistical Society, A CXX, Part 3, 253-290.
- A. Charnes, W. W. Cooper, E and Rhodes (1978). Measuring the efficiency of decision making units. European journal of operational research. 2(6), 429-444.
- T. J. Coelli, D. S. P. Rao, C. J. O'Donnell, G and Battese (2005). Anintroduction to efficiency and productivity analysis. Springe.