Ảnh hưởng của việc bổ sung rỉ mật vào khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận, năng suất, chất lượng sữa của dê Saanen nuôi tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
Main Article Content
Ảnh hưởng của việc bổ sung rỉ mật vào khẩu phần ăn đến lượng thức ăn thu nhận, năng suất, chất lượng sữa của dê Saanen nuôi tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành tại trang trại sữa dê Ban Mê thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung rỉ mật trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của dê Saanen. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình ô vuông la tinh 4 x 4 gồm có 4 dê Saanen (chu kỳ tiết sữa thứ 4) và 4 mức rỉ mật (0%, 5%, 10% và 15%) bổ sung vào khẩu phần ăn theo 4 giai đoạn nuôi dưỡng. Kết quả cho thấy, lượng chất khô, protein thô và năng lượng trao đổi thu nhận từ thức ăn của dê có sự khác biệt đáng kể giữa các mức rỉ mật bổ sung vào khẩu phần ăn (Lượng chất khô: 1.824,34 - 1.984,82 g/con/ngày; Lượng Protein thô: 230,73 - 254,54 g/con/ngày và năng lượng trao đổi: 4.288,78 - 4.764,1 Kcal/con/ngày, sai khác có ý nghĩa P<0,05). Năng suất sữa/tuần và năng suất sữa/ngày của dê đạt cao nhất ở khẩu phần bổ sung 15% rỉ mật (16,8 và 2,4 lít) và thấp nhất ở khẩu phần có 0% rỉ mật (13,5 và 1,9 lít). Kết quả về tỷ lệ các chất trong sữa gồm: chất khô, chất khô không mỡ và điểm đông băng của sữa dê có sự khác biệt giữa các mức bổ sung rỉ mật (P < 0,05) tuy nhiên kết quả vể tỷ lệ mỡ sữa, protein không có sự khác biệt giữa các mức bổ sung rỉ mật (P>0.05).Việc sử dụng rỉ mật với các tỷ lệ khác nhau trong khẩu phần đã làm tăng lượng chất dinh dưỡng thu nhận, đồng thời cải thiện được năng suất sữa cho dê nuôi thí nghiệm.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Hà Xuân Bộ, Nguyễn Thị Vinh, Đỗ Đức Lực (2018). Ảnh hưởng của cỏ voi (pennisetum purpureum), xuyến chi (bidens pilosa), Zuri (brachiaria ruziziensis), keo dậu (leucaeana leucocephala) trong khẩu phần đến thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa dê saanen. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(5): 433-438.
- Lâm Phước Thành, Dương Trần Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thu Hà, Trần Thị Thúy Hằng (2022). Ảnh hưởng của dầu cá ngừ và dầu hạt lanh lên lượng ăn vào, khả năng tiêu hóa, năng suất và thành phần sữa dê saanen lai. Tạp chí KHKT Chăn nuôi số 281: 53 – 58.
- Ngô Thị Thuỳ, Bùi Huy Doanh, Bùi Quang Tuấn và Đặng Thái Hải (2015). Thu nhận, tiêu hóa, cân bằng nitơ và dẫn xuất purine trong nước tiểu của dê khi cho ăn keo dậu (Leucaeana leucocephala) và stylo (Stylosanthes guianensis), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(6): 913-920.
- Ceballos L. S., Morales, E. R., De La Torre Adarve, G., Castro, J. D., Martínez, L. P. and Sampelayo, M. R. S. (2009). Composition of goat and cow milk produced under similar conditions and analyzed by identical methodology, Journal of Food Composition and Analysis, 22(4): 322-329.
- Degen A. (2007). Sheep and goat milk in pastoral societies, Small Ruminant Research, 68(1): 7-19.
- H. Steinshamn a, R. Aa. Inglingstad b, D. Ekeberg b, J. Mølmann a, M. Jørgensen a (2014). Effect of forage type and season on Norwegian dairy goat milk production and quality, Small Ruminant Research
- Volume 122, Issues 1–3, November 2014, Pages 18-30Elita Aplocina1*, Jazeps Spruzs1 (2012) INFLUENCE OF DIFFERENT FEEDSTUFFS ON QUALITY OF GOAT MILK, Lucrări Ştiinţifice - Seria Zootehnie, vol. 57
- Güler Z. (2007). Levels of 24 minerals in local goat milk, its strained yoghurt and salted yoghurt (tuzlu yoğurt), Small Ruminant Research, 71(1): 130-137.
- Greyling J., Mmbengwa, V., Schwalbach, L. and Muller, T. (2004). Comparative milk production potential of Indigenous and Boer goats under two feeding systems in South Africa, Small Ruminant Research, 55(1): 97-105.
- Mestawet T., Girma, A., Ådnøy, T., Devold, T., Narvhus, J. và Vegarud, G. (2012). Milk production, composition and variation at different lactation stages of four goat breeds in Ethiopia, Small Ruminant Research, 105(1): 176-181.
- Mengistu U. (2007). Performance of the Ethiopian Somali goats during different watering regimes, Doctoral thesis, Swedish University of Agricultural Sciences.
- Min B., Hart, S., Sahlu, T. and Satter, L. (2005). The effect of diets on milk production and composition, and on lactation curves in pastured dairy goats, Journal of Dairy Science, 88(7): 2604-2615.
- Kearl, L.C (1982). Nutrient requirements of ruminants in development countries. Page: 82. International feedstuffs institude, Utah Agricultural experiment station, Utah State University, Loga, Utah, USA.
- Park Y. W. (2008). Goat Milk-Chemistry and Nutrition. In: Handbook of Milk of Non-Bovine Mammals. Blackwell Publishing Professional, pp. 34-58.
- Stella, A.V.; Paratte, R.; Valnegri, L.; Cigalino, G.; Soncini, G.; Chevaux, E.; Dell'Orto, V.; Savoni, G (2007). Effect of administration of live saccharomyces cerevisiae on milk production, milk composition, blood metabolites, and faecal flora in early lactating dairy goats. Small Rumin. Res. 2007, 67, 7–13.