Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên
Main Article Content
Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một trong tám nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong toàn cầu. Dự báo đến năm 2025, tỷ lệ tăng huyết áp trên Thế giới sẽ tăng lên khoảng 60%, đạt 1,56 tỷ người trưởng thành. Tăng huyết áp là một bệnh thầm lặng nhưng gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt tăng huyết áp đã có biến chứng tại các hệ cơ quan. Chất lượng cuộc sống của những người bị tăng huyết áp bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và bản chất mãn tính của bệnh tăng huyết áp, tác động tiêu cực của bệnh đối với sức khỏe thể chất, tình cảm. Mục tiêu: Xác định chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 209 người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán tăng huyết áp. Kết quả: 44% đối tượng nghiên cứu tự đánh giá có chất lượng cuộc sống trung bình, 20,1% đối tượng nghiên cứu tự đánh giá có chất lượng cuộc sống kém. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp là 54,97 ± 13,08 . Điểm chất lượng cuộc sống cao nhất ở lĩnh vực quan hệ xã hội với 59,77 ± 13,15 điểm, thấp nhất thuộc lĩnh vực sức khỏe thể chất với 52,86 ± 16,26 điểm. Kết luận: Đa số bệnh nhân tăng huyết áp có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng huyết áp là 54,97 ± 13,08 . Điểm chất lượng cuộc sống cao nhất ở lĩnh vực quan hệ xã hội với 59,77 ± 13,15 điểm, thấp nhất thuộc lĩnh vực sức khỏe thể chất với 52,86 ± 16,26 điểm. Các nhân viên chăm sóc sức khỏe, nhân viên y tế cần có các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân tăng huyết áp.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Hội tim mạch học Việt Nam (2016). Báo động: hơn 5.000 người Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp, http://www.vnha.org.vn/detail.asp?id=219#:, truy cập 01/6/2023.
- Hội tim mạch học Việt Nam (2018), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, tr. 1 - 56.
- Vũ Thị Hồng Nhung, Vũ Văn Thành, cộng sự (2020). "Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018", Khoa học Điều dưỡng, Số 02, tr. 57-62.
- Adedapo AD, Akunne OO, Adedokun BO (2015). "Comparative assessment of determinants of healthrelated quality of life in hypertensive patients and normal population in south-west Nigeria", Int J Clin Pharmacol Ther, 53(3), pp. 265-271.
- Azar FEF, Solhi M, Chabaksvar F (2020). "Investigation of the quality of life of patients with hypertension in health centers", J Educ Health Promot, 9, pp. 185.
- Brouwer WBF, Meerding W, Lamers LM, Severens JL (2005), "The Relationship between Productivity and Health-Related QOL ", An Exploration, 23, pp. 209–218.
- Chin Y.R., Lee I.S., H.Y. L (2014). "Effects of hypertension, diabetes, and/or cardiovascular disease on health-related quality of life in elderly Korean individuals: a population-based cross-sectional survey", Asian Nurs Res (Korean Soc Nurs Sci), 8(4), pp. 267-273.
- Heidarzadeh M, Ghanavati A, Pashaie A, Kolahdoozipour J, et al (2015). "Quality of life in congestive heart failur patients: Comparing with other groups", Iran J Nurs Res, 10, pp. 54–62.
- Kidist Adamu, Amsalu Feleke, Amare Muche, et al (2022). "Health related quality of life among adult hypertensive patients on treatment in Dessie City, Northeast Ethiopia", PLoS ONE 17(9), pp. e0268150.
- Melchiors AC, Correr CJ, Pontarolo R, De Oliveira De Souza Santos F, et al (2010). "Quality of life in hypertensive patients and concurrent validity of Minichal-Brazil", Arq Bras Cardiol, 94, pp. 357– 364.
- Min S.K, K.I. Kim, C.I. Lee, et al (2002). "Development of the Korean versions of WHO Quality of Life scale and WHOQOL-BREF", Quality of Life Research, 11, pp. 593–600.
- Ninh Thi Ha, et al (2014). "Quality of life among people living with hypertension in a rural Vietnam community", BMC Public Health, 14, pp. 833.
- Ogunlana MO, Adedokun B, Dairo MD (2009). "Profile and predictor of health-related quality of life among hypertensive patients in south-western Nigeria", BMC Cardiovasc Disord, 8, pp. 1–8.
- Pandey N. (2022). "The Lifestyle of Hypertensive People and its Health Effects", Madhyabindu J, 7, p.55–65.
- Saleem F, Hons BP, Pharm MP, Hrm MBA, et al (2014). "A cross-sectional assessment of health-related quality of life (HRQoL) among hypertensive patients in Pakistan", Health Expect, 17(3), pp. 388-395.
- Trevisol DJ, et al (2011). "Health-related quality of life and hypertension: a systematic review and metaanalysis of observational studies", J Hypertens, 29(2), pp. 179-188.
- Viola AP, Takamiya AS, Monteiro DR, Barbosa DB (2013). "Oral health-related quality of life and satisfaction before and after treatment with complete dentures in a Dental School in Brazil", J Prosthodont Res, 57, pp. 36–41.
- Yin R, Yin L, Li L, et al (2022). "Hypertension in China: burdens, guidelines and policy responses: a state-of-the-art review", J Hum Hypertens, 36(2),pp. 126-134
- World Health Organization (1996). "WHOQOL-BREF: Introduction, administration, scoring and generic version of the assessment", Health Quality Life Outcomes, pp. 4-18.
- World Health Organization (2023). "Hypertension", https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension, accessed to 2nd January, 2024.
- World Health Organization, (2023). "Blood pressure/hypertension", https://www.who.int/data/gho/indicator-metadata-registry/imr-details/3155, accessed to 2nd January, 2024.