Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk năm 2018
Main Article Content
Một số yếu tố liên quan đến nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk năm 2018
Tóm tắt
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa. Việc xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm ký sinh trùng đường ruột sẽ củng cố thêm bằng chứng, giúp tiên lượng điều trị kịp thời cho bệnh nhân và giảm thiểu những biến chứng. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 413 bệnh nhân đến khám và điều trị do rối loạn tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk. Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn về một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa với thói quen thường xuyên đi chân trần khi tiếp xúc với đất (p < 0,05) và thói quen ngậm, mút tay ở trẻ em (p < 0,05). Tuy nhiên, không tìm thấy mối liên quan giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa với thói quen ăn thức ăn sống và nguồn nước sử dụng hàng ngày (p > 0,05). Cần tăng cường biện pháp truyền thông thay đổi hành vi của cộng đồng về thói quen đi chân trần khi tiếp xúc với đất và thói quen ngậm, mút tay ở trẻ em để phòng chống nhiễm ký sinh trùng đường ruột.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Phạm Ngọc Duấn và Phạm Ngọc Minh (2018). Kiến thức - thực hành và một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tỉnh Hưng Yên. Tạp chí nghiên cứu y học, 114(5): 34-37.
- Trần Trọng Dương (2014). Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và hiệu quả điều trị bằng Albendazol tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, Bình Định, Luận án tiến sĩ, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Đề, Phạm Thân, Phạm Ngọc Minh (2020). Ký sinh trùng y học. Giáo trình đào tạo bác sĩ y đa khoa. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 337-346.
- Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Thu, Dương Trần Thanh Hương (2013). "Nhiễm đơn bào đường ruột ở trẻ em Hà Nội và một số yếu tố liên quan", Y học thực hành (886), tập 11, tr. 34-37.
- Đặng Thị Nguyệt (2019). Xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ và một số yếu tố liên quan ở người dân xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa năm 2019. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk.
- Vũ Thị Bình Phương, Hoàng Thị Út Trà, Nguyễn Thị Duyên (2012). Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên bệnh nhân xét nghiệm tại khoa Vi sinh - Ký sinh trùng bệnh viện Đại học Y Thái Bình từ 2008 - 2010. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1): 7-10.
- Lê Công Văn, Nguyễn Thùy Linh, Phạm Hùng Anh (2015). Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau và thử nghiệm một số phương pháp rửa rau dùng làm thực phẩm trên địa bàn thành phố Trà Vinh. Tạp chí khoa học Trà Vinh, 17.
- Kassaw M., W., & et al (2020). "Knowledge,Attitude andPractice of Mothers on Prevention and Control of Intestinal Parasitic infections in Sekota Tow, Waghimra Zone, Ethiopia". Pediatric Health, Medicine and Therapeutics, 161-169.
- Quihui, L., & et al (2006). Role of the employment status and education of mothers in the prevalence of intestinal parasitic infections in Mexican rural school children. BMC Public Health, 6:225.
- WHO (2017). Soil-transmitted helminth infection, Fact sheet no.366. http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs366/en.