Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà Mnụ Hla Alê nuôi tại Đắk Lắk

Main Article Content

Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà Mnụ Hla Alê nuôi tại Đắk Lắk

Tác giả

Bùi Thị Như Linh
Thái Thị Bích Vân

Tóm tắt



Nghiên cứu được tiến hành trên gà Mnụ Hla Alê từ 01 ngày tuổi đến 24 tuần tuổi được nuôi theo phương thức nuôi nhốt tại nông hộ thôn Buôn Sứk, xã Ea Đar, huyện Ea Kar, tinh Đắk Lắk để đánh giá đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt. Về ngoại hình, gà có tầm vóc nhỏ, có mình thanh tú thon nhẹ. Gà trống trưởng thành (24 tuần tuổi) có màu lông đen ánh đỏ, vàng sẫm và trắng đen lần lượt chiếm tỷ lệ 58,33; 29,17 và 12,50%; quanh cổ phát triển lông cườm vàng óng (75%) và vàng sẫm (25%); mào, tích phát triển và đuôi dài (100%). Gà mái phần lớn có sắc màu lông xám tro pha tia đen (54,17%), ngoài ra còn có màu lông khác như trắng đen (12,50%), vàng sẫm (20,83%), hoa mơ (12,50%). Mào gà mái trưởng thành rất nhỏ. Gà trống và gà mái trưởng thành đều có 4 ngón chân. Tỉ lệ nuôi sống của gà ở giai đoạn 01 ngày tuổi đến 24 tuần tuổi đạt 88,00%. Về khả năng sinh trưởng, khối lượng cơ thể lúc 01 ngày tuổi đạt 23,08 g, đến 24 tuần tuổi gà trống và mái đạt 1501,7 và 1136,1 g. Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ức của gà trống và gà mái lần lượt là: 74,63; 25,10; 18,04% và 71,18; 24,88; 19,84%. Tỷ lệ mất nước chế biến tại thời điểm 24h của gà trống và gà mái lần lượt là 26,33 và 26,25%. Chất lượng thịt gà đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7046:2019 về Thịt tươi.



Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Bùi Thị Như Linh

Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Bùi Thị Như Linh, ĐT: 0986028181, Email: nhhulinh.dhtn@gmail.com.

Thái Thị Bích Vân

Khoa Kỹ thuật nông nghiệp, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Bá & Phạm Kim Đăng (2016). Khả năng sản xuất của gà Ri và con lai (Ri-Sasso-Lương Phượng) nuôi tại An Dương, Hải Phòng. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14(3): 392399.
  • Nguyễn Bá, Nguyễn Chí Thành, Lê Anh Đức & Nguyễn Bá Hiếu (2012). Đặc điểm ngoại hình và khả năng cho thịt của gà địa phương lông cằm tại Lục Ngạn, Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 10(7): 978-985.
  • Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn & Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu nghiên cứu trong chăn nuôi gia cầm. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
  • Nguyễn Đức Hưng (2014). Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của các nhóm gà Ri lai nuôi thịt 8-13 tuần tuổi. Tạp chí Khoa học. 91(3): 7582.
  • Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Đức Chung & Nguyễn Tiến Quang (2017). So sánh sự sinh trưởng và hiệu quả nuôi thịt của ba nhóm gà lai trong vụ Xuân - Hè tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp. 1(2): 293302.
  • Lê Hồng Mận & Nguyễn Thanh Sơn (2001). Kỹ thuật chăn nuôi gà Ri và gà Ri pha. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
  • Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy & Vũ Đình Tôn (2017). Khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt của gà H'Mông nuôi theo phương thức công nghiệp. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 15(4): 438-445.
  • Nguyễn Chí Thành, Lê Thị Thúy, Đặng Vũ Bình & Trần Thị Kim Anh (2009). Đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của 3 giống gà địa phương: Gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 4(122): 2-10.
  • Nguyễn Hoàng Thịnh, Phạm Kim Đăng, Vũ Thị Thúy Hằng, Hoàng Anh Tuấn & Bùi Hữu Đoàn (2016). Một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà nhiều ngón nuôi tại rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 14(1): 9-20.
  • Nguyễn Đình Tiến, Nguyễn Công Oánh, Nguyễn Văn Duy, Vũ Đình Tôn (2020). Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của gà Tiên Yên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2020, 18(6): 423-433.
  • Viện Chăn Nuôi (1995), Thành phần dinh dưỡng và giá trị thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
  • Moula N., Luc D.D., Dang P.K., Farnir F., Ton V.D., Binh D.V., Leroy P. & Antoine-Moussiaux N. (2011). The Ri chicken breed and livelihoods in North Vietnam: Characterisation and prospects. Journal of Agriculture and Rural Development in the Tropics and Subtropics. 112(1): 57-69.
  • Woelfel R.L., Owens C.M., Hirschler E.M., MartinezDawson R. & Sams A.R. (2002). The characterization and incidence of pale, soft, and exudative broiler meat in a commercial processing plant. Poultry Science. 81: 579-584.