Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất hữu cơ tự nhiên đến sự sinh trưởng của cây lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.) trong điều kiện in-vitro

Main Article Content

Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất hữu cơ tự nhiên đến sự sinh trưởng của cây lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall.) Lindl.) trong điều kiện in-vitro

Tác giả

Phan Xuân Huyên
Phan Mộng Thùy Dương
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Đinh Văn Khiêm
Nguyễn Văn Kết

Tóm tắt

Lan kim tuyến (Anoectochilus roxburghii (Wall) Lindl.) là một trong những loại thảo dược quý, sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên. Đây là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe của con người, do đó nó cần nghiên cứu bảo tồn và phát triển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Lan kim tuyến mọc từ các đốt thân trên môi trường bổ sung phối hợp các chất hữu cơ tự nhiên gồm nước dừa, chuối mốc, khoai tây, đậu nành trong điều kiện in vitro, lượng môi trường, mật độ nuôi cấy, loại ánh sáng nuôi cấy và đánh giá sự tích lũy hợp chất kinsenoside của nó. Kết quả cho thấy, giá thể thích hợp nhất là bổ sung kết hợp 10% nước dừa, 20 g/l chuối mốc, 20 g/l khoai tây và 20 g/l đậu nành. Lượng môi trường thích hợp là 60 ml/bịch. Mật độ nuôi cấy tốt nhất là 8 cây/bịch. Ánh sáng thích hợp nuôi cấy là đèn neon. Kết quả phân tích định lượng hợp chất kinsenoside cho thấy, cây nuôi cấy trên môi trường có bổ sung phối hợp các chất hữu cơ tự nhiên 7 tháng tuổi, cây nuôi trồng theo phương pháp truyền thống 8 tháng tuổi, cây mọc ngoài tự nhiên đã ra hoa có hàm lượng kinsenoside đạt lần lượt là 7,85%, 7,97% và 9,82%.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Phan Xuân Huyên

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
Tác giả liên hệ: Phan Xuân Huyên; ĐT: 0919066566; Email: phanxuanhuyen1974@gmail.com

Phan Mộng Thùy Dương

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Đinh Văn Khiêm

Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Nguyễn Văn Kết

Trường Đại học Đà Lạt