Nguy cơ dinh dưỡng theo thang điểm NRS2002 của người bệnh tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2023 và một số yếu tố liên quan

Main Article Content

Nguy cơ dinh dưỡng theo thang điểm NRS2002 của người bệnh tại khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2023 và một số yếu tố liên quan

Tác giả

Nguyễn Thị Pháp
Nguyễn Anh Khoa
Nguyễn Phan Vân Anh

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dinh dưỡng là một phần quan trọng của phòng bệnh và điều trị bệnh, đặc biệt trên người bệnh tại các khoa Hồi sức tích cực (ICU: Intensive Care Unit) nơi mà tình trạng bệnh lý hầu hết đều ở mức độ nặng hoặc nguy kịch với nhiều diễn biến phức tạp. Dinh dưỡng không chỉ nhằm nuôi bệnh nhân mà còn có vai trò điều trị giúp cho bệnh nhân mau chóng hồi phục, giảm biến chứng và tình trạng tử vong (Lưu Ngân Tâm, 2019). Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nguy cơ dinh dưỡng theo thang điểm NRS2002 và mô tả một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 192 bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023. Số liệu được thu thập qua tra cứu hồ sơ bệnh án kết hợp đo các chỉ số nhân trắc và phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc và người nhà bệnh nhân. Thang điểm NRS (Nutritional Risk Screen) là công cụ chính được dùng trong nghiên cứu để đánh giá nguy cơ dinh dưỡng. Kết quả: 43,75% bệnh nhân có nguy cơ và 4,17% bệnh nhân nguy cơ cao dinh dưỡng. Giới tính, tuổi, tình trạng thở máy và tổng số bệnh lý đồng mắc ≥3 là những yếu tố có liên quan đến nguy cơ dinh dưỡng của bệnh nhân. Kết luận: Nguy cơ dinh dưỡng theo điểm NRS tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc tại bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên vẫn còn cao, vì vậy cần chú ý sàng lọc, đánh giá tình trạng dinh dưỡng sớm và can thiệp dinh dưỡng phù hợp, kịp thời cho người bệnh.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Pháp

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Anh Khoa

Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Nguyễn Phan Vân Anh

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Phan Vân Anh; ĐT: 0333226555; Email: npvanh@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Phạm Thị Diệp. (2021). Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp năm 2020 [Luận văn thạc sĩ]. Đại học Y Hà Nội.
  • Lubos Sobotka. (2014). Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.
  • Lưu Ngân Tâm. (2019). Hướng dẫn dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng. Nhà xuất bản Y học.
  • Dương Vương Trung. (2021) Đánh giá hiệu quả bước đầu can thiệp dinh dưỡng cho các bệnh nhân điều trị tại khoa hối sức tích cực, Bệnh viện Bưu Điện. Đề tài cơ sở Bệnh viện Bưu Điện 2021.
  • Ahmadi, S., Firoozi, D., Dehghani, M., Zare, M., Mehrabi, Z., Ghaseminasab-Parizi, M., & Masoumi, S. J. (2022). Evaluation of Nutritional Status of Intensive Care Unit COVID-19 Patients Based on the Nutritional Risk Screening 2002 Score. International Journal of Clinical Practice, 2022, 2448161. https://doi.org/10.1155/2022/2448161
  • Javid Mishamandani, Z., Norouzy, A., Hashemian, S. M., Khoundabi, B., Rezaeisadrabadi, M., Safarian, M., Nematy, M., Pournik, O., Jamialahmadi, T., Shadnoush, M., Moghaddam, O. M., Zand, F., Beigmohammadi, M. T., Khoshfetrat, M., Shafiei, E., & Sedaghat, A. (2019). Nutritional status of patients hospitalized in the intensive care unit: A comprehensive report from Iranian hospitals, 2018. Journal of Critical Care, 54, 151–158. https://doi.org/10.1016/j.jcrc.2019.08.001
  • Johane P. Allard, Heather Keller, & Khursheed N. Jeejeebhoy. (2015). Malnutrition at Hospital Admission—Contributors and Effect on Length of Stay: A Prospective Cohort Study From the Canadian Malnutrition Task Force. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, 20(10). https://doi.org/10.1177/0148607114567902
  • Kang, M. C., Kim, J. H., Ryu, S.-W., Moon, J. Y., Park, J. H., Park, J. K., Park, J. H., Baik, H.-W., Seo, J.-M., Son, M.-W., Song, G. A., Shin, D. W., Shin, Y. M., Ahn, H., Yang, H.-K., Yu, H. C., Yun, I. J., Lee, J. G., Lee, J. M., … the Korean Society for Parenteral and Enteral Nutrition (KSPEN) Clinical Research Groups. (2018). Prevalence of Malnutrition in Hospitalized Patients: A Multicenter Cross-sectional Study. Journal of Korean Medical Science, 33(2), e10. https://doi.org/10.3346/jkms.2018.33.e10
  • Powers, J., & Samaan, K. (2014). Malnutrition in the ICU Patient Population. Critical Care Nursing Clinics of North America, 26(2), 227–242. https://doi.org/10.1016/j.ccell.2014.01.003
  • Qiao Sun, Tengsong Zhang, & Chun Guan. (2020). Comparative study on nutritional status of patients in intensive care unit with different assessment tools. Chinese Critical Care Medicine, 32(01), 72–77. https://doi.org/10.3760/cma.j.cn121430-20190923-00013