Quan điểm về dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến trong giảng dạy của giảng viên trường Đại học Tây Nguyên

Main Article Content

Quan điểm về dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến trong giảng dạy của giảng viên trường Đại học Tây Nguyên

Tác giả

Trần Lê Thanh Tú
Nguyễn Thị Mỹ Liên

Tóm tắt

Dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến (dạy học kết hợp) đã và đang chứng tỏ sự phù hợp, có nhiều ưu thế trong tổ chức dạy học ở các nhà trường hiện nay. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu quan điểm của giảng viên về dạy học kết hợp thông qua khảo sát 166 giảng viên thuộc các khoa khác nhau của trường Đại học Tây Nguyên. Dựa trên kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, bốn quan điểm đã được đưa ra bao gồm: kỹ năng và kinh nghiệm, động lực, tương tác và giao tiếp, hiệu quả và linh hoạt. Các phân tích thống kê sử dụng SPSS để xử lý số liệu. Kết quả cho thấy quan điểm của giảng viên về dạy học kết hợp là tích cực. Trong bốn quan điểm được đưa ra nghiên cứu thì quan điểm hiệu quả và linh hoạt đạt giá trị trung bình cao nhất (M = 4,02, SD = 1,43), trong khi qua điểm về kỹ năng và kinh nghiệm đạt giá trị trung bình thấp nhất (M = 2,04, SD = 1,30). Những người tham gia cũng đánh giá cao không chỉ vì nó mang lại hiệu quả, sự linh hoạt, tăng khả năng giáo tiếp và tương tác mà còn động lực cho giảng viên trong dạy học. Ngược lại, quan điểm kỹ năng và kinh nghiệm ít được xem xét đến từ góc nhìn của người dạy trong dạy học kết hợp.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Trần Lê Thanh Tú

Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Lê Thanh Tú; ĐT: 0905721183; Email: tlttu@ttn.edu.vn.

Nguyễn Thị Mỹ Liên

Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Giáo dục & Đào tạo (2015). Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016. Hà Nội.
  • Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể. Ban hành kèm theo thông tư 32/2018/TT-BGDDT. Hà Nội.
  • Bộ Giáo dục & Đào tạo (2020). Công văn số 3089/BGDĐT–GDTrH ngày 14 tháng 8 năm 2020 về triển khai giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Hà Nội.
  • Bộ Giáo dục & Đào tạo (2022). Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về xây dựng kế hoạch bài dạy STEM cấp trung học. Hà Nội.
  • Bộ Giáo dục & Đào tạo, British Council (2016). Tài liệu Tập huấn Phương pháp giáo dục theo định hướng STEM.
  • Đỗ Hương Trà (Chủ biên), Trần Bá Trình, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, & Nguyễn Thị Diệu Linh (2021). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - dạy học vật lí. NXB Đại học Sư phạm.
  • Đỗ Tường Hiệp (2023). Đẩy mạnh giáo dục STEM trong các trường trung học góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp trường "Phát triển năng lực tổ chức hoạt động giáo dục STEM cho giáo viên khu vực Tây Nguyên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018". Trường Đại học Tây Nguyên.
  • Thủ tướng Chính phủ (04/5/2017). Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
  • Tsupros N., K. R., Hallinen J. (2009). STEM education: A project to identify the missing components. Intermediate Unit. 1. 11-17.