Sự hài lòng trong công việc của giáo viên mầm non tỉnh Gia Lai: cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

Main Article Content

Sự hài lòng trong công việc của giáo viên mầm non tỉnh Gia Lai: cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất

Tác giả

Phạm Châu Hằng
Mai Thị Thu Hương

Tóm tắt

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự hài lòng trong công việc có sự tác động lớn tới động lực làm việc cũng như cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý thuyết về sự hài lòng trong công việc của giáo viên mầm non tại tỉnh Gia Lai, dựa trên kết quả phân tích, tổng hợp từ các tài liệu và nghiên cứu trước đây, kết hợp với việc điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là giáo viên mầm non - một nghề dạy học với đặc thù riêng; từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết. Kết quả của nghiên cứu này nhằm gợi ý cho các nghiên cứu kiểm định trong tương lai để xem xét sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được triển khai ở các cấp học trong giai đoạn hiện nay.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội & Nhân văn
Tiểu sử của Tác giả

Phạm Châu Hằng

Trường Mầm non Trà My;
Tác giả liên hệ: Phạm Châu Hằng; ĐT: 0909092388; Email: dangminhtrung016@gmail.com.

Mai Thị Thu Hương

Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

Tài liệu tham khảo

  • Bộ GD&ĐT (2020). Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường mầm non. Việt Nam.
  • Hồ Thanh Mỹ Phương và cộng sự (2023). Sự hài lòng trong công việc của giáo viên phổ thông tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 19(2), 17-22.
  • Bộ GD&ĐT (2019). Đề xuất tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên mầm non. Retrieved from https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-mam-non/Pages/Default.aspx?ItemID=6388#>
  • Vi Lam (2020). Thuyết hai nhân tố của Herzberg (Herzberg's Two-Factor Theory). Retrieved from https://www.linkedin.com/pulse/thuyet-hai-nhan-to-cua-herzberg-herzbergs-two-factor-theory-vilam
  • Bộ GD&ĐT (2022). Bộ GD&ĐT đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc. Retrieved from https://giaoducthoidai.vn/bo-gddt-de-xuat-giai-phap-han-che-tinh-trang-giao-vien-nghi-viecpost613912.html
  • Tỉnh ủy Gia Lai (2023). Khó khăn nhất vẫn là câu chuyện thiếu giáo viên. Retrieved from https://cadn. com.vn/kho-khan-nhat-van-la-cau-chuyen-thieu-giao-vien-post279494.html#
  • Bộ GD&ĐT (2023). Giáo viên đã thiếu lại còn nghỉ việc nhiều. Retrieved from https://tuoitre.vn/giao-vien-da-thieu-lai-con-nghi-viec-nhieu-20230805095925934.htm
  • Adriana và Marji (2017). Jordanian Health Employees' Job Satisfaction. A Vroom theory Investigation. European Proceedings of Social and Behavioural Sciences, 27, 122-133. Doi: 10.15405/ epsbs.2017.07.03.18
  • Allah Nawaz et al (2010). Theories of job satisfaction: Global application and Limitations. Gomal University journal of research, 26(2), 45-62.
  • Belgin & Hakan (2016). The Relationship between Job satisfaction and Life satisfaction: An Empirical study on teachers. International Journal of Business and Social Science, 7(10), 72-80.
  • Demirtas (2010). Teachers' job satisfaction levels. Procedia Social and Behavioral Sciences, 9, 1069- 1073. Doi 10.1016/j.sbspro.2010.12.287
  • Mohammed et al (2019). The Effect of HRM practices and employees' job satisfaction on employee performance. Management Science Letters, 9, 771-786. Doi: 10.5267/j.msl.2019.3.011
  • Nteboheng và Samson (2021). Theories of Job satisfaction in the Higher education context. Academy of Entrepreneurship Journal, 27(2), 1-16.
  • Ramune et al (2010). Expectations and Job satisfaction: Theoretical and Empirical Approach, Business and Management, 6th International Scientific Conference, Vilnius, Lithuania. Doi: 10.3846/ bm.2010.131
  • Sinoma et al (2020). Implications of Maslow's Hierarchy of Needs Theory on Healthcare Employees' performance. Transylvanian review of Administrative Sciences, 59, 124-143. Doi: 10.24193/ tras.59E.7
  • Umut & Ertan (2022). Teachers' job satisfaction: mutilevel analyses of teacher, school, and principal effects. Forum for International Research in Education, 7(3), 1-23.
  • Ying Yang et al (2022). Social support and job satisfaction in kindergarten teachers: the madiationg role of coping styles. Organizational Psychology, 13, 1-8. Doi: 10.3389/fpsyg.2022.809272
  • Yong Jiang (2005). The Influencing and Effective Model of Early Childhood teachers' job satisfaction in China. US-China Education Review, 2(12), 65-74.