Thực trạng chăn nuôi gà bản địa của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Thực trạng chăn nuôi gà bản địa của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Trần Quang Hạnh
Ngô Thị Kim Chi
Nguyễn Đức Điện
Bùi Thị Như Linh
Mai Thị Xoan
Nguyễn Thị Thu
Trương Tấn Khanh
Phạm Thế` Huệ

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện trên 120 nông hộ tại 7 buôn/5 xã/5 huyện của tỉnh Đắk Lắk được lựa chọn ngẫu nhiên để khảo sát thực trạng chăn nuôi gà bản địa. Sử dụng câu hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin về phương thức, quy mô, nguồn con giống, thức ăn, dịch bệnh và thị trường tiêu thụ gà bản địa của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk. Kết quả cho thấy chăn nuôi gà bản địa trong nông hộ đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là nuôi chăn thả 80,83%, nuôi bán chăn thả 15,83% và nuôi nhốt 3,33%. Quy mô nuôi gà bản địa có số lượng nhỏ 18,8 con/hộ. Nguồn giống gà bản địa tự sản xuất (có sẵn trong nông hộ) 75,83%, trao đổi trong cùng buôn 17,5% và 6,66% mua từ buôn khác. Thức ăn dùng cho gà bản địa là các loại hạt sẵn có 96,67%, tỷ lệ sử dụng thức ăn hỗn hợp (thức ăn công nghiệp) rất thấp 3,33%. Gà bản địa được tiêm phòng rất thấp 17,5%, gà không được tiêm phòng bệnh 82,5%. Gà bản địa dễ bán và bán được giá cao, giá bán trung bình 98.958 đồng/kg. Dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi và thiếu con giống chất lượng cao là những khó khăn chính gặp phải trong quá trình chăn nuôi giống gà bản địa của người dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Lắk. Phát triển các cơ sở sản xuất gà bản địa, xây dựng các công thức phối trộn từ nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, phòng chống dịch bệnh là cần thiết để năng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi, duy trì nguồn sinh kế cho người dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Lắk.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Trần Quang Hạnh

Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Quang Hạnh; ĐT: 0913421132; Email: hanhtranquang @gmail.com.

Ngô Thị Kim Chi

Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Đức Điện

Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên

Bùi Thị Như Linh

Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên

Mai Thị Xoan

Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Thị Thu

Học viên cao học Chăn nuôi K2022

Trương Tấn Khanh

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk

Phạm Thế` Huệ

Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk.

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Văn Diên và Nguyễn Quốc Hiếu (2017). Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thả vườn để cải thiện sinh kế của đồng bào dân tộc tại hai buôn kết nghĩa Dơng Đrang và Đắk Rmứk, xã Krông Nô, Huyện Lắk. Tạp chí Khoa Học, Trường Đại học Tây Nguyên, 23: 6-11.
  • Nguyễn Thị Kim Khang, Nguyễn Văn Đạo và Võ Văn Sơn (2009). Điều tra tình hình chăn nuôi gia cầm ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học 2009: 11 176-182 Trường Đại học Cần Thơ.
  • Giàng Bả May (2013). Đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng của giống gà H'Mông nuôi tại địa Bàn xã Mường Lạn. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học Thái Nguyên.
  • Nguyen Thi Thuy My, Tran Thanh Van, Nguyen Tien Dat (2009). The current situation of raising chickens in 5 communes of the Western area of Thai Nguyen city. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2009. 82(06): 37 – 43.
  • Niên giám thống kê thống kê tỉnh Đắk Lắk (2021). Nhà xuất bản Thống kê.
  • Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lăk (2022). Nhà xuất bản Thống kê.
  • Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Đình Tiến, Hán Quang Hạnh và Vũ Đình Tôn (2020). Tình hình chăn nuôi và thực trạng phúc lợi động vật của gà tại tỉnh Hải Dương, Khoa học Kỹ Thuật Chăn nuôi: Số 255. 2020: 78 – 86.
  • Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Duy , Nguyễn Đình Tiến , Nguyễn Đức Điện và Vũ Đình Tôn (2022). Thực trạng chăn nuôi gà tại vùng Tây Nguyên. KHKT Chăn nuôi số 278 - tháng 6 năm 2022.
  • Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2023). Hiện trạng và định hướng phát triển chăn nuôi vùng đồng bằng sông Cửu long. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 138. Tháng 4/2023.
  • Phạm Châu Thủy và Nguyễn Thi Minh (2021). Đánh giá thực trạng môi trường tại các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. TNU Journal of Science and Technology. 226(10): 178 – 186. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4419.