Ảnh hưởng của vật liệu nuôi cấy đến sự tạo mô sẹo và 2,4-D đến khả năng hình thành phôi Soma từ cây ngô (Zea mays L.) trong điều kiện in vitro

Main Article Content

Ảnh hưởng của vật liệu nuôi cấy đến sự tạo mô sẹo và 2,4-D đến khả năng hình thành phôi Soma từ cây ngô (Zea mays L.) trong điều kiện in vitro

Tác giả

Trần Thị Phương Hạnh
Trịnh Thị Huyền Trang

Tóm tắt

Khả năng tái sinh của cây trồng nói chung phụ thuộc nhiều vào kiểu gen của thực vật. Đối với cây ngô, vấn đề tái sinh gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết các cây ngô có khả năng tái sinh kém và phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy và một số yếu tố khác. Kết quả nghiên cứu về nguồn vật liệu nuôi cấy cũng như ảnh hưởng của auxin đến phát sinh hình thái là tiền để cho các nghiên cứu chuyển gen, tạo dòng phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây trồng. Mô sẹo đều được hình thành từ các nguồn mẫu rễ, diệp tiêu và phôi non trong đó phôi non được cảm ứng tạo mô sẹo tốt nhất trên môi trường MS bổ sung NAA 4 mg/l kết hợp AgNO3 với nồng độ 10 mg/l sau 3 tuần nuôi cấy trong điều kiện tối hoàn toàn. Môi trường MS bổ sung 2,4-D 2 mg/l thích hợp cho hình thành cấu trúc phôi từ mô sẹo: tỷ lệ mẫu tạo phôi (64,33%), số phôi (7,33 phôi), kích thước phôi (3,91 mm) sau 5 tuần nuôi cấy (2 tuần đầu trong tối, 3 tuần tiếp theo trong điều kiện chiếu sáng 2000 lux).

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Phương Hạnh

Khoa Khoa học Tự Nhiên &Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Phương Hạnh; ĐT: 0988861311; Email: ttphanh@ttn.edu.vn.

Trịnh Thị Huyền Trang

Khoa Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên.

Tài liệu tham khảo

  • Bùi Mạnh Cường, Mai Xuân Triệu, Ngô Hữu Tình (2012). Tuyển tập một số kết quả nghiên cứu khoa học & phát triển cây ngô Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 712 tr.
  • Nguyễn Hữu Đống, Phạm Xuân Hội, Phan Đức Trực, Khuất Hữu Trung, Nguyễn Văn Cương, Đào Thanh Bằng, Trần Hồng Uy (1995). Những kết quả bước đầu trong việc nuôi cấy bao phấn và noãn ngô in vitro. Tạp chí Di truyền và Ứng dụng, (2), tr 1-2.
  • Mai Trần Ngọc Tiếng (2001). Thực vật cấp cao. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. HCM.
  • Tổng cục thống kê (2023). Niên giám Thống kê Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê, 1268 tr.
  • Nguyễn Văn Trường, Bùi Mạnh Cường, Nông Văn Hải, Nguyễn Thị Thu Hoài, Đoàn Thị Bích Thảo (2013). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến khả năng tạo mô sẹo từ nuôi cấy phôi non trên nguồn vật liệu ngô Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, Số 01 (31), tr 73-78.
  • Bùi Trang Việt (2016). Sinh lý thưc vật đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phạm Thị Lý Thu (2003). Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trưòng và tuổi phôi đến khả năng tái sinh cây từ phôi non dòng ngô nhập nội HR8, HR9. Tạp chí di truyền học và ứng dụng, (3), tr28 -32.
  • Khuất Hữu Trung, Nguyên Mỹ Giang, Nguyễn Bích Thủy, Đào Thị Thanh Bằng, Nguyễn Hữu Đống, Bùi Mạnh Cường (1999). Thăm dò khả năng tạo callus và tái sinh cây của phôi non và noãn chưa thụ tinh phục vụ công tác chọn tạo giống ngô. Tạp chí di truyền và ứng dụng, (1), tr 8-12.
  • Armstrong C.L., and Green C.E. (1985). Establishment and maintenance of friable, embryogenic maize callus and the involvement of L-proline. Planta, 164: 207-214.
  • Nhut D.T., Vinh, B.V.T., Hien T.T., Huy N.P., Nam N.B., Chien H.X. (2012). Effects of spermidine, proline and carbohydrate sources on somatic embryogenesis from main root transverse thin cell layers of Vietnamese ginseng (Panax vietnamensis Ha et. Grushv.). Afr. J. Biotechnol., 11(5): 1084- 1091.
  • Guruprasad M., Sridevi V., Vijayakumar G. and Kumar M.S. (2016). Plant regeneration through callus initiation from mature andimmature embryos of maize (Zea mays L.). Indian J. Agric. Res., 50 (2): 135-138.
  • George E.F., Hall M.A. and Klerk G.J. (2008). Plant Propagation by Tissue Culture. 3rd Edition. Springer, The Netherland.
  • Songstad D.D., Petersen W,L. and Armstrong C.L. (1992), Establishment of friable embryogenic (type II) callus from immature tassels of Zea mays (Poaceae). American Journal of Botany, 79 (7): 761- 764.
  • USDA (2023). Adoption of Genetically Engineered Crops in the U.S. https://www.ers.usda.gov/dataproducts/adoption-of-genetically-engineered-crops-in-the-u-s/