Dạy học chủ đề "âm thanh" gắn với bối cảnh nhà nuôi yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Main Article Content
Dạy học chủ đề "âm thanh" gắn với bối cảnh nhà nuôi yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Tóm tắt
Dạy học gắn với bối cảnh được hiểu là sử dụng các bối cảnh để thực hiện các hoạt động học tập nhằm mục tiêu đạt được kiến thức khoa học, kỹ năng và thái độ cần thiết cho học sinh. Một trong những yếu tố quan trọng của dạy học gắn với bối cảnh là việc xác định các bối cảnh phù hợp với nội dung dạy học và sự quan tâm của học sinh. Ở tỉnh Đắk Lắk, tình trạng đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến đã và đang tạo ra những tác động tiêu cực đáng kể cho cộng đồng dân cư sống xung quanh như ô nhiễm âm thành từ các loa phát dụ chim yến và tiếng chim yến hay ô nhiễm môi trường... Sử dụng bối cảnh này vào quá trình dạy học chủ đề “Âm thanh” cho học sinh lớp 7 trong môn Khoa học tự nhiên hoàn toàn có thể thực hiện một cách phù hợp để thúc đẩy học sinh quan tâm và tìm kiếm các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội tại địa phương. Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất quy trình dạy học gắn với bối cảnh và vận dụng quy trình này trong dạy học chủ đề “Âm thanh” gắn với với bối cảnh nhà nuôi yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Việc nghiên cứu và xây dựng quy trình tổ chức dạy học gắn với bối cảnh góp phần cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc triển khai dạy học đáp ứng mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bộ giáo dục và Đào tạo (2008). Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, Hà Nội.
- Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Thanh Phương & Phùng Việt Hải. (2023). Tổ chức dạy học theo bối cảnh chủ đề «Âm thanh» (KHTN 7) ở trường trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, vol. 23 , no. số đặc biệt 5, pp. 66-69.
- Ngô Vũ Thu Hằng (2016). Giáo dục dựa vào bối cảnh: Một cách tiếp cận giáo dục tiên tiến. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, 3(32), 11-17.
- Amador, J. A. & Gorres, J. (2004). A problem–based learning approach to teaching introductory soil science. Journal of Natural Resources and Life Sciences Education, 33, 21-27.
- Berkowitz, L. (1965). Response to Stone. Journal of Personality and Social Psychology, 2(5), 757– 758. https://doi.org/10.1037/h0022708
- Conrad, Dan & Hedin, Diane. (1985). Instruments and Scoring Guide of the Experiential Education Evaluation Project. Center for Youth Development and Research, University of Minnesota, Service Learning, General, 247.
- Gilbert, J. (2006). On the Nature of "Context" in Chemical Education. International Journal of Science Education, 28(9), 957-976. https://doi.org/10.1080/09500690600702470
- J. Bennett, S. Hogarth & F. Lubben. (2003). A systematic review of the effects of context-based and Science-Technology-Society STS approaches in the teaching of secondary science. In Research Evidence in Education Library. EPPI-Centre.
- Kevin W. Curry Jr, Elizabeth Wilson, Jim L. Flowers & Charlotte E. Farin. (2013). Basis vs. Contextualized Teaching and Learning: The Effect on the Achievement of Postsecondary Students. Journal of Agricultural Education, 53(1), 57-66.
- Kranzberg, M. (1991). Science‐technology‐society: It's as simple as XYZ! Theory Into Practice, 30(4), 234-241. https://doi.org/10.1080/00405849109543507
- NSTA (1993). Science/Technology/Society: A new effort for providing appropriate science for all. In What research says to science teacher: The science, Technology & Society Movement. National Science Teacher.
- Sutman, F & Bruce, M. (1992). Chemistry in the community - ChemCom: A five year evaluation. Journal of Chemical Education, pp. 69(7), 564-567.