Phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Tây Nguyên
Main Article Content
Phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt
Giáo dục STEM đã trở thành xu thế giáo dục trên toàn cầu. Phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM giúp sinh viên tích hợp kiến thức liên môn, tạo ra các bài học phong phú, thực tiễn, nâng cao khả năng sáng tạo và thích ứng của sinh viên với các phương pháp dạy học tích cực. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho vai trò là giáo viên trong tương lai. Thực tiễn đào tạo giáo viên tiểu học ở Trường Đại học Tây Nguyên hiện nay cho thấy sinh viên chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện năng lực tổ chức dạy học STEM, chưa có khung năng lực cũng như các biện pháp cụ thể để sinh viên rèn luyện năng lực. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng, bài viết đề xuất các biện pháp phát triển năng lực tổ chức dạy học STEM cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học tại Trường Đại học Tây Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Article Details

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bộ GD&ĐT (2018). Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.
- Bộ GD&ĐT (2023). Công văn số 909/BGDĐT-GDTH ngày 08/3/2023 về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong giáo dục tiểu học.
- Ciftci, A., and Topcu, M. (2022). Improving early childhood pre-service teachers' computational thinking teaching self-efficacy beliefs in a STEM course. Research in Science and Technological Education, 41(4), 1215-1241.
- Dự án Việt - Bỉ (2010). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.
- Miran Song (2017). Teaching Integrated Stem In Korea: Structure of Teacher Competence. Science and Technology Education, 2(4), 61-72.
- Nguyễn Thị Phương Nhung, Phạm Xuân Sơn (2024). Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về phát triển năng lực giáo dục STEM cho giáo viên - Bài học cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 20(S2), 61-66.
- Pewkam and Chamrat (2022). Pre-Service Teacher Training Program of STEM-Based Activities in Computing Science to Develop Computational Thinking. Informatics in Education, 21(2), 311-329.
- Thủ tướng Chính phủ (2017). Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
- Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 về phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
- Thủ tướng Chính phủ (2022). Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 về phê duyệt đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030".
- Thuy, N.T.T. et al. (2020). Fostering teachers' competence of the integrated STEM education. Jurnal Penelitian Dan Pembelajaran IPA, 6(2), 166-179.
- Nguyễn Thị Thu Thủy (2023). Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên Trung học cơ sở. Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Nguyễn Thị Thùy Trang (2021). Phát triển năng lực dạy học STEM cho sinh viên sư phạm Hóa học. Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Wu, B., Hu, Y., and Wang, M. (2019). Scaffolding design thinking in online STEM preservice teacher training. British Journal of Educational Technology, 50(5), 2271-2287.