Kết quả điều trị phác đồ thuốc Ivermectin trên bệnh nhân có huyết thanh dương tính Toxocara spp. tại Bệnh viện trường Đại học Tây Nguyên
Main Article Content
Kết quả điều trị phác đồ thuốc Ivermectin trên bệnh nhân có huyết thanh dương tính Toxocara spp. tại Bệnh viện trường Đại học Tây Nguyên
Tóm tắt
Bệnh do ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara .spp) ở người được xem là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD), bệnh phân bố trên toàn cầu và có tác động lớn đến sức khỏe y tế cộng đồng. Cho đến nay, việc điều trị trên bệnh nhân (BN) nhiễm Toxocara spp. vẫn luôn đặt ra nhiều thách thức. Do đó, việc đánh giá kết quả điều trị của thuốc và nghiên cứu phát triển thuốc mới hiệu quả là rất quan trọng trong việc điều trị bệnh toxocariasis. Nghiên cứu mô tả loạt ca trên 60 BN đủ tiêu chuẩn trong tổng số 120 BN dương tính với ấu trùng Toxocara spp. kèm theo một số triệu chứng điển hình đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên năm 2023 - 2024. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn qua bộ câu hỏi đóng. Kết quả ghi nhận: Tuổi trung bình mẫu nghiên cứu là 46,21 ± 14,37, tuổi từ 40 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (43,33%). Tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. ở giới nữ (68,33%) cao hơn giới nam (31,67%); trong đó, dân tộc Kinh là chủ yếu (90,00%) và nghề nghiệp nông dân (61,67%). Triệu chứng chủ yếu ở da và niêm mạc chiếm tỷ lệ cao nhất (ngứa 96,67%; mẩn đỏ 73,33%; mày đay 46,67%), tiếp đến là biểu hiện ở thần kinh (đau đầu 46,67%; mất ngủ 33,33%). Các triệu chứng đã giảm sau điều trị 60 ngày với thuốc ivermectin phác đồ đơn trị và phối hợp đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Thuốc ivermectin có hiệu quả với các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, mày đay, đau đầu, mất ngủ, nhức mỏi tê bì. Chỉ ghi nhận 01 trường hợp xuất hiện triệu chứng của tác dụng không mong muốn (TDKMM) khi điều trị với ivermectin phác đồ đơn trị. TDKMM khi điều trị thuốc ivermectin phác đồ phối hợp gồm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc đau đầu.
Article Details

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bộ Y tế, Quyết định số 1385 /QĐ-BYT ban hành ngày 30/5/2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo, 2022.
- Vũ Thị Thu Băng và cộng sự (2022). Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo Toxocara spp. đến khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ năm 2021-2022. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 2(128):16-34
- Đỗ Như Bình và cộng sự (2019). Bước đầu đánh giá kết quả sau 1 tháng điều trị bệnh nhân Toxocariasis bằng liệu pháp albendazole. Y học thực hành, 1123(12):123-6.
- Nguyễn Văn Chương và cộng sự (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh ấu trùng giun đũa chó ở người tại miền Trung - Tây Nguyên và hiệu lực điều trị albendazole. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 4, tr.3-13.
- Đỗ Trung Dũng và cộng sự (2016). Thực trạng nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo (Toxocara spp.) trên người tại một số điểm nghiên cứu thuộc Hà Nội và Hưng Yên năm 2014-2015. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 3(92):22-7.
- Trần Trọng Dương (2014). Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng giun đũa chó trên người và hiệu quả điều trị albendazole tại 2 xã thuộc huyện An Nhơn, Bình Định 2011. Luận án Tiến sĩ Y học.
- Nguyễn Đông và cộng sự (2024). So sánh hiệu quả, tính an toàn của thuốc albendazol và ivermectin trong điều trị nhiễm ấu trùng giun đũa, chó, mèo tại Khánh Hòa. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam, 2(46), 34-39.
- Nguyễn Thị Thúy Kiều và cộng sự (2023). Nghiên cứu tình hình nhiễm Toxocara spp. và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn tỉnh Sóc Trăng năm 2022- 2023. Tạp chí Y học Việt Nam, 529 (1B).
- Lê Thị Cẩm Ly và cộng sự (2023). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân nhiễm Toxocara spp. tại Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Cần Thơ năm 2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 66:76-83.
- Lê Đình Vĩnh Phúc và cộng sự (2022). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo tại Trung tâm Medic Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 - 2019. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 63(1).
- Lê Đình Vĩnh Phúc (2021). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bằng thiabendazole trên người mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó, mèo tại Trung tâm MEDIC thành phố Hồ Chí Minh (2017-2019). Luận án Tiến sĩ Y học.
- Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Chương (2014). So sánh hiệu lực ivermectin với albendazole trong điều trị bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun lươn Strongyloides stercoralis. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 18(06):253-260.
- Thân Trọng Quang và cộng sự (2022). Tỉ lệ huyết thanh dương tính với ấu trùng Toxocara canis và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên, năm 2021. Tạp Chí Y học Việt Nam, 518(1).
- Nguyễn Ngọc Thanh Quyên (2024). Đánh giá kết quả và tính an toàn của albendazol, ivermectin trên bệnh nhân ấu trùng giun đũa chó tại bệnh viện đa khoa thống nhất- đồng nai (2022 - 2023)", Tạp chí Y học Cộng đồng, 65(CĐ 1 - Liên chi hội Phẫu thuật bàn tay).
- Trần Thị Thu Thanh và cộng sự (2024). Hiệu quả phác đồ Thiabendazole trong điều trị bệnh ấu trùng Toxocara spp. tại Bệnh viện Đại học Tây Nguyên. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 1 (139): 10-18.
- Phan Thị Nhã Trúc và cộng sự (2020). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh giun đũa chó, mèo ở người. Tạp chí Phòng chống Bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 3(117):12-21.
- Bùi Văn Tuấn và cộng sự (2016). Tỷ lệ huyết thanh dương tính giun đũa chó ở người và một số yếu tố liên quan tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, năm 2016. Tạp chí Y học dự phòng, 27(8):572.
- Bùi Văn Tuấn (2018), Thực trạng, một số yếu tố liên quan nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis) ở người tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp. Luận án tiến sĩ y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Nguyễn Tấn Vinh và cộng sự (2019). Tỷ lệ nhiễm giun đũa chó, mèo trên trẻ em tại xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản tập (5):561-70.
- Auer, H., & Walochnik, J. (2020). Toxocariasis and the clinical spectrum. Advances in Parasitology. doi:10.1016/bs.apar.2020.01.
- Chen, J., et al (2018). Toxocariasis: a silent threat with a progressive public health impact. Infectious diseases of poverty, 7, 1-13. https://doi.org/10.1186/s40249-018-0437-0.
- Jang, E. Y., et al (2015). Enhanced resolution of eosinophilic liver abscess associated with toxocariasis by albendazole treatment. The Korean Journal of Gastroenterology, 65(4), 222-228.
- Liu, E. W., et al (2018). Seroprevalence of antibodies to Toxocara species in the United States and associated risk factors, 2011–2014. Clinical Infectious Diseases, 66(2), 206-212. https://doi.org/10.1093/cid/cix784.
- Ma, G., et al (2018). Human toxocariasis. The Lancet Infectious Diseases, 18(1), e14-e24.
- Ma, G., et al (2020). Global and regional seroprevalence estimates for human toxocariasis: A call for action. Advances in Parasitology, 109, 275-290.
- Mengarda, A. C., et al (2023). Toward anthelmintic drug candidates for toxocariasis: Challenges and recent developments. European Journal of Medicinal Chemistry, 251, 115268. https://doi.org/10.1016/j.ejmech.2023.115268.
- Phuc, L.D.V., et al (2021). The kinetic profile of clinical and laboratory findings and treatment outcome of patients with toxocariasis. Tropical Medicine & International Health, 26(11), 1419-1426.
- Rostami, A., et al (2019). Seroprevalence estimates for toxocariasis in people worldwide: A systematic review and meta-analysis. PLoS neglected tropical diseases, 13(12), e0007809. https://doi.org/10.1371/journal.pntd.0007809.