Đánh giá năng lực số của giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên

Main Article Content

Đánh giá năng lực số của giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên

Tác giả

Phạm Nghiêm Hồng Ngọc Bích
Phạm Thảo Vy
Đỗ Thị Thanh Xuân
Nguyễn Văn Ba

Tóm tắt

Trong thời đại giáo dục số, việc trang bị năng lực số cho giảng viên là một yêu cầu cấp thiết. Nghiên cứu này hướng đến việc đánh giá năng lực số của giảng viên tại trường Đại học Tây Nguyên, nhằm đo lường mức độ ứng dụng công nghệ trong công việc của giảng viên. Sử dụng bảng khảo sát gồm 22 biến quan sát dựa trên các khung năng lực số của Perifanou (2021) và Tzafilkou (2023), nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 300 giảng viên thông qua phương pháp chọn mẫu theo định mức. Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha đều đạt mức cao (≥ 0,8), khẳng định độ tin cậy của 6 thành phần năng lực số: Chuẩn bị giảng dạy, Quản lý và hỗ trợ sinh viên, Hoạt động đánh giá, Phát triển chuyên môn, Phát triển trường học, và Đổi mới giáo dục. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy phương sai trích đạt 74,63%, đồng thời giữ nguyên 6 thành phần ban đầu. Nhìn chung, giảng viên tự đánh giá năng lực số ở mức trung bình, với thành phần “Phát triển chuyên môn” được đánh giá cao nhất (điểm trung bình là 3,56) và “Hoạt động đánh giá” thấp nhất (điểm trung bình là 3,12). Phân tích năng lực số theo khoa chỉ ra sự khác biệt đáng kể: Khoa Ngoại ngữ và Khoa Khoa học Tự nhiên & Công nghệ có năng lực số tốt hơn các khoa còn lại, đặc biệt ở các năng lực “Hoạt động đánh giá” và “Chuẩn bị giảng dạy”. Những hạn chế này chủ yếu do thiếu nguồn lực công nghệ và các chương trình đào tạo phù hợp.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội & Nhân văn
Tiểu sử của Tác giả

Phạm Nghiêm Hồng Ngọc Bích

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Phạm Nghiêm Hồng Ngọc Bích; 0377048226; Email: pnhnbich@ttn.edu.vn.

Phạm Thảo Vy

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

Đỗ Thị Thanh Xuân

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Văn Ba

Phòng Cơ sở vật chất, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Thông tin và Truyền thông (2014). TT 03/2014/TT-BTTTT, "Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin".
  • Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.
  • Balyk, N., Vasylenko, Y., Shmyger, G., Barna, O., & Oleksiuk, V. (2020). The Digital Capabilities Model of University Teachers in the Educational Activities Context. ICT in Education, Research and Industrial Applications: Proceedings of the 16th International Conference, ICTERI 2020. Volume II: Workshops. Vol. 2732, 1097-1112.
  • European Commission. (2021). Digital Competence Framework for Educators (DigCompEdu). Publications Office of the European Union.
  • From, J. (2017). Pedagogical Digital Competence—Between Values, Knowledge and Skills. Higher Education Studies, 7(2), 43–50.
  • Griffin, P., McGraw, B., & Care, E. (Eds.) (2012). Assessment and Teaching of 21st Century Skills. Dordrech: Springer.
  • Hair, J., Anderson, R., Tatham, P., and Black, W. (2006). Multivariate Data Analysis (6th ed.), PrenticeHall, Upper Saddle River, N.J.
  • JISC. (2017). Building digital capabilities: The six elements defined. JISC Digital Capability.
  • Kampylis, P., Law, N., Punie, Y., Bocconi, S., Brecko, B., Han, S., & Miyake, N. (2013). ICT-enabled innovation for learning in Europe and Asia: Exploring conditions for sustainability, scalability and impact at system level. Publications Office of the European Union.
  • Krumsvik, R. J. (2012). Teacher educators' digital competence. Scandinavian Journal of Educational Research, 58(3), 269-280.
  • Perifanou, M., Economides, A. A., & Tzafilkou, K. (2021). Teachers' Digital Skills Readiness During COVID-19 Pandemic. International Journal of Emerging Technologies in Learning (iJET), 16(08), 238–251.
  • Redecker, C. (2017). European framework for the digital competence of educators: DigCompEdu (No. JRC107466). Joint Research Centre (Seville site).
  • Tzafilkou, K., Perifanou, M., & Economides, A. A. (2023). Assessing teachers' digital competence in primary and secondary education: Applying a new instrument to integrate pedagogical and professional elements for digital education. Education and Information Technologies.
  • UNESCO. (2018). ICT competence framework for teachers (ICT-CFT), version 3, United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.
  • Yamane, T. (1967). Statistics: An introductory analysis (2nd ed.). Harper & Row.
  • Zikmund, W. G. (2003). Business research methods (7th ed., illustrated). Thomson/South-Western.