Tuyển chọn và ứng dụng các vi sinh vật hữu ích để xử lý phụ phẩm sau trồng nấm làm phân bón hữu cơ vi sinh
Main Article Content
Tuyển chọn và ứng dụng các vi sinh vật hữu ích để xử lý phụ phẩm sau trồng nấm làm phân bón hữu cơ vi sinh
Tóm tắt
Qua quá trình phân lập và đánh giá hoạt tính, đã tuyển chọn được các chủng vi sinh vật hữu ích, các chủng này được bổ sung trong quá trình xử lý phụ phẩm trồng nấm để tạo nguồn phân hữu cơ vi sinh phục vụ canh tác nông nghiệp, đánh giá hiệu quả của nguồn phân này được thể hiện trong các thực nghiệm canh tác cây Bồ công anh (Taraxacum officinale (L.) Weber). Nghiên cứu này đã tuyển chọn được chủng NLD8 là loài Rhizobium sp., có khả năng cố định đạm ở mức 3,42 mg N/L; 1,88 mg NH4+/L; chủng PDT5 là loài Burkholderia arboris có khả năng chuyển hóa lân khó tiêu ở mức 13,62 mg/L và chủng IDL3 là loài Klebsiella variicola có khả năng sản sinh IAA ở mức 221,20 μg IAA/mL. Quá trình xử lý phụ phẩm trồng nấm có sử dụng các chủng vi khuẩn được tuyển chọn theo phương pháp ủ có kiểm soát và cung cấp khí định kỳ cho thấy hiệu quả chuyển hóa cơ chất cao. Sau 75 ngày ủ, sản phẩm phân hữu cơ vi sinh thu được có các chỉ tiêu hóa lý đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng phân hữu cơ vi sinh, cụ thể là độ pH ở mức 5,6; độ ẩm 58%, hàm lượng nitơ tổng số đạt 1,93%; hàm lượng lân đạt 0,95%, hàm lượng kali đạt 1,76% và hàm lượng chất hữu cơ đạt 41,2%. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh được tạo ra từ phụ phẩm sau trồng nấm bổ sung vào đất trồng cây Bồ công anh giúp tỷ lệ nảy mầm đạt 98,89% và năng suất thu được cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Nghiên cứu này bước đầu góp phần xử lý phụ phẩm trồng nấm tạo phân bón hữu cơ vi sinh đạt chất lượng, hỗ trợ trong canh tác nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tham gia vào việc nâng cao giá trị kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững.
Article Details

Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Bergey's, D. H., & Holt, J. G., (1994). Bergey's manual of determinative bacteriology. Publisher: William và Wilkins, England.
- Đào Văn Thông, Lương Hữu Thành, Vũ Thuý Nga (2015). Quy trình xử lý phế phụ phẩm trồng nấm làm phân bón hữu cơ vi sinh vật. Viện Môi trường Nông nghiệp.
- Đinh Xuân Thắng và Nguyễn Văn Phước (2015). Giáo trình Công nghệ xử lý chất thải rắn. Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Đỗ Tất Lợi (2019). Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Hồng Đức.
- Gardes, M., Bruns, T. D. (1993). ITS primers with enhanced specificity for basidiomycetes‐application to the identification of mycorrhizae and rusts. Molecular Ecology, 2 (2): 113 - 118.
- Gordon, S. A., and Weber, R. P. (1951). Colorimetric estimation of indoleacetic acid. Plant Physiology, 26(1), 192-195.
- Koch, R. (1883). Über die neuen Untersuchungsmethoden zum Nachweis der Mikrokosmen in Boden, Luft und Wasser Aerztliches Vereinsblatt f., Deutschland.
- Meng, X., Luo, Y., Zhao, X., Fu, Y., Zou, L., Cai, H., ... & Tu, M. (2024). Isolation, Identification, and Biocontrol Mechanisms of Endophytic Burkholderia arboris DHR18 from Rubber Tree against Red Root Rot Disease. Microorganisms, 12(9), 1793.
- Nara, K. (2006). Ectomycorrhizal networks and seedling establishment during early primary succession. New Phytol. 169:169–178
- Nguyễn Hoàng Nhựt Lynh và Nguyễn Hữu Hiệp (2019) Tuyển chọn vi khuẩn có khả năng cố định đạm, phân giải lân, tổng hợp IAA nội sinh trong cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre ex. A. Fronehner) trồng tại tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ. 55(2): 34-40.
- Nguyễn Hưu Hỷ, Nguyễn Duy Trình, Ngô Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị My (2015). Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nấm tại các tỉnh phía Nam. Truy cập ngày 26/05/2021 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp http://iasvn.org/homepage/Thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nganh-nam-taicac-tinh-phia-Nam-7635.html
- Nguyễn Thị Minh (2016). Nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm trồng nấm làm giá thể hữu cơ trồng rau an toàn. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 14 (11), 1781-1788.
- Nguyễn Thị Thanh Mai, Chu Đức Hà, Phạm Phương Thu và Nguyễn Văn Giang (2018). Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn phân giải lân, kali khó tan từ đất trồng cà phê tại khu vực Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp. 60(5): 34-38.
- Nguyễn Việt Dũng, Phạm Thị Phương, Thái Quốc Hưng, Huỳnh Lời, Huỳnh Ngọc Thụy, (2024). Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của cây Bồ công anh lùn (Taraxacum officinael Wigg. Asteraceae). TNU Journal of Science and Technology, 229(05):3-11
- Phạm Công Đoàn, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung và Phan Nhật Minh (2008). Kết quả bước đầu khảo sát thành phần hóa học cây Bồ Công Anh (Taraxacum officinael Wigg.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 9,227-231.
- Riker, D. L. (2017). Spent Mushroom Substrate Uses. Edible and Medicinal Mushroom: Technology and Applications, 427 - 454.
- TCVN 10784:2015. Vi sinh vật - xác định khả năng sinh tổng hợp acid 3-Indol-Acetic (IAA).
- TCVN 4050-1985. Đất trồng trọt – phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ.
- TCVN 5815:2001. Phân hỗn hợp NPK- Phương pháp thử.
- TCVN 5979: 2007. Chất lượng đất – xác định pH
- TCVN 5988:1995 (ISO 5664: 1984) về chất lượng nước - xác định amoni - phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
- TCVN 6167:1996. Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan.
- TCVN 7538 - 2:2005. Chất lượng đất - Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- TCVN 8557:2010 về phân bón - Phương pháp xác định nitơ tổng số.
- TCVN: 6166:1996. Phân bón vi sinh vật cố định nitơ.
- Vũ Thị Minh Đức (2001). Thực tập vi sinh vật học. Đại học Quốc gia Hà Nội.
- White, T. J., Bruns, T., Lee, S., Taylor, J., (1990). Amplification and direct sequencing of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics. PCR protocols: a Guide to Methods and Applications, 18 (1): 315 – 322
- Yu, R., Man, M., Yu, Z., Wu, X., Shen, L., Liu, Y., ... & Zeng, W. (2021). A high-efficiency Klebsiella variicola H12-CMC-FeS@ biochar for chromium removal from aqueous solution. Scientific Reports, 11(1), 6611.