NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CẢI CỦ (Raphanus sativus L.) NHẬP NỘI TRỒNG THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI ĐẮK LẮK

Main Article Content

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG CẢI CỦ (Raphanus sativus L.) NHẬP NỘI TRỒNG THEO HƯỚNG HỮU CƠ TẠI ĐẮK LẮK

Tác giả

Nguyễn Thị Hương Cẩm
Đỗ Thị Kiều An
Trần Ngọc Duyên

Tóm tắt

Cải củ là một loại rau ăn rễ củ ngắn ngày, được trồng, tiêu thụ trên khắp thế giới, có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế và giá trị y học cao. Để tuyển chọn được giống cải củ nhập nội có khả năng thích ứng tốt và cho năng suất cao trong điều kiện sản xuất theo hướng hữu cơ tại tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi thực hiện thí nghiệm so sánh 04 giống cải củ nhập nội, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, một yếu tố, 3 lần nhắc lại và thực hiện trong 2 vụ (Xuân Hè và Đông). Kết quả ghi nhận, giống Radish Danilo cho khả năng sinh trưởng, phát triển thích hợp trong điều kiện canh tác hữu cơ tại trường Đại học Tây Nguyên. Ở vụ Xuân Hè, sau gieo 27 ngày, giống Radish Danilo có 7,33 lá; khối lượng cây tươi 93,35 g/cây và khối lượng củ tươi 47,97 g/củ; cao hơn khoảng 0,41 - 2,81%; 2,77 - 27,77% và 5,66 - 82,40% so với các giống thí nghiệm (Round Radish PN - 01, Long Red Radish HN và Radish Donato) tương ứng. Ở vụ Đông, 28 ngày sau gieo, giống Radish Danilo sinh trưởng phát triển thuận lợi đã cho 7,43 lá; khối lượng cây tươi
94,15 g/cây và khối lượng củ tươi 48,53 g/củ; lần lượt cao hơn 0,41 - 1,36%; 1,92 - 26,43% và 2,75 - 65,80% so với 3 giống thí nghiệm còn lại. Hơn thế nữa, giống Radish Danilo chống chịu tốt với bọ nhảy, sâu tơ và bệnh thối củ. Do đó, giống cho hình dáng, màu sắc củ đẹp, năng suất đạt đến 19,17 tấn/ha (vụ Xuân Hè) và 20,93 tấn/ha (vụ Đông), gấp 1,22 - 1,70 lần so với các giống thí nghiệm. Đây là giống cải củ nhập nội tiềm năng có thể khuyến cáo đưa ra sản xuất đại trà theo hướng hữu cơ.  

Article Details

Chuyên mục
Các bài báo
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Hương Cẩm

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hương Cẩm; ĐT: 0974996119; Email: nthcam@ttn.edu.vn.

Đỗ Thị Kiều An

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Ngọc Duyên

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên