THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC VÀ GIỐNG NGÔ ĐẾN SÂU KEO MÙA THU GÂY HẠI NGÔ TẠI HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Main Article Content

THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ MÔ HÌNH CANH TÁC VÀ GIỐNG NGÔ ĐẾN SÂU KEO MÙA THU GÂY HẠI NGÔ TẠI HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK

Tác giả

Trần Thị Lệ Trà
Nguyễn Hữu Hưng
Trần Thị Huế
Nguyễn Thị Hương Cẩm
Trang Thị Nguyệt Quế

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định thành phần sâu hại trên cây Ngô cũng như đánh giá ảnh hưởng của một số mô hình canh tác và giống Ngô đến Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda Smith) hại cây Ngô tại các xã Ea Sô, Cư Giang và Ea Đar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk trong vụ Hè Thu năm 2021. Kết quả đã ghi nhận được 18 loài sâu hại thuộc 11 họ, 6 bộ. Điều tra đã bổ sung thêm một loài sâu hại mới trên Ngô tại Việt Nam là Bọ hại lá Aulacophora nigripennis Motschulsky. Sâu keo mùa thu được xác định là loài sâu hại chính, với mức độ xuất hiện rất phổ biến trên cả hai giống Ngô lai và Ngô chuyển gen. Mật độ Sâu keo mùa thu đạt đỉnh tại hai thời điểm là 7 NSG (4-6 lá) và 35 NSG (giai đoạn xoáy nõn) trong khi tỷ lệ hại và chỉ số hại của Sâu keo mùa thu tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây Ngô. Trồng giống Ngô chuyển gen NK7328 BT/GT và trồng xen Ngô với cây cà phê đã phần nào hạn chế được mật độ Sâu keo mùa thu cũng như tỷ lệ hại và chỉ số hại của chúng trên cây Ngô.Nghiên cứu nhằm xác định thành phần sâu hại trên cây Ngô cũng như đánh giá ảnh hưởng của một số mô hình canh tác và giống Ngô đến Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda Smith) hại cây Ngô tại các xã Ea Sô, Cư Giang và Ea Đar, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk trong vụ Hè Thu năm 2021. Kết quả đã ghi nhận được 18 loài sâu hại thuộc 11 họ, 6 bộ. Điều tra đã bổ sung thêm một loài sâu hại mới trên Ngô tại Việt Nam là Bọ hại lá Aulacophora nigripennis Motschulsky. Sâu keo mùa thu được xác định là loài sâu hại chính, với mức độ xuất hiện rất phổ biến trên cả hai giống Ngô lai và Ngô chuyển gen. Mật độ Sâu keo mùa thu đạt đỉnh tại hai thời điểm là 7 NSG (4-6 lá) và 35 NSG (giai đoạn xoáy nõn) trong khi tỷ lệ hại và chỉ số hại của Sâu keo mùa thu tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây Ngô. Trồng giống Ngô chuyển gen NK7328 BT/GT và trồng xen Ngô với cây cà phê đã phần nào hạn chế được mật độ Sâu keo mùa thu cũng như tỷ lệ hại và chỉ số hại của chúng trên cây Ngô.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Lệ Trà

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;

Tác giả liên hệ: Trần Thị Lệ Trà, ĐT: 0974741770, Email: ttltra@ttn.edu.vn

Nguyễn Hữu Hưng

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk

Trần Thị Huế

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Thị Hương Cẩm

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Trang Thị Nguyệt Quế

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên