Xác định hàm lượng và thẩm định quy trình định lượng acid Oleanolic trong cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại tỉnh Đắk Lắk bằng phương pháp HPLC

Main Article Content

Xác định hàm lượng và thẩm định quy trình định lượng acid Oleanolic trong cây Đinh Lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại tỉnh Đắk Lắk bằng phương pháp HPLC

Tác giả

Hoàng Thị Thu Huyền
Huỳnh Văn Chung
Huỳnh Thị Như Quỳnh
Trần Lưu Phúc
Lê Trung Khoảng

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu là xác định hàm lượng và thẩm định qui trình định lượng acid oleanolic (OA) trong rễ, thân và lá đinh lăng bằng HPLC. Quy trình thẩm định được tiến hành với các tiêu chí: tính tương thích hệ thống, độ đặc hiệu, tính tuyến tính, độ đúng, độ lặp lại, giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ). Định lượng OA trong rễ, thân và lá Đinh lăng theo địa điểm xã Ea Nuôl, huyện Buôn đôn, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, và theo các tháng 02, 5, 8 và 11. Kết quả cho thấy các tiêu chí được thẩm định đều đạt yêu cầu với: tính tương thích hệ thống (RSD < 2%), độ đặc hiệu, tính tuyến tính (9,795-1469,25 µg/ml, R2 0,9994), độ đúng (97,13-103,27%), độ lặp lại (RSD < 2%), LOD 1 µg/ml, LOQ 3 µg/ml. Do vậy, phương pháp định lượng phù hợp để xác định hàm lượng OA trong rễ thân và lá Đinh lăng. Hàm lượng OA trong rễ, thân và lá Đinh lăng ít có sự khác biệt tại các địa điểm được lấy mẫu trong địa bàn tỉnh, tuy nhiên có sự khác biệt theo mùa, hàm lượng OA cao nhất vào thời điểm tháng 11.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên
Tiểu sử của Tác giả

Hoàng Thị Thu Huyền

Khoa Dược, Đại học Buôn Ma Thuột

Huỳnh Văn Chung

Khoa Dược, Đại học Buôn Ma Thuột

Huỳnh Thị Như Quỳnh

Khoa Dược, Đại học Buôn Ma Thuột

Trần Lưu Phúc

Khoa Dược, Đại học Buôn Ma Thuột

Lê Trung Khoảng

Khoa Dược, Đại học Buôn Ma Thuột;
Tác giả liên hệ: Lê Trung Khoảng; ĐT: 0906866301; Email: trungkhoang@gmail.com.

Tài liệu tham khảo

  • Đỗ Huy Bích (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1), NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội, 793-796.
  • Nguyễn Trần Châu, Đỗ Mai Anh (2010). Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và hạ cholesterol của cao toàn phần chiết xuất từ lá Đinh lăng Polyscias frusticosa L. Harms. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 14 (2), 96-100.
  • Phạm Thị Nguyệt Hằng, Nguyễn Minh Khởi (2017). Tác dụng cải thiện trí nhớ trên mô hình gây thiếu máu não cục bộ tạm thời và bước đầu nghiên cứu cơ chế tác dụng của cao cồn rễ Đinh lăng. Tạp chí Dược liệu, 22, 113 – 120.
  • Lê Trung Khoảng và cộng sự (2021). Tác dụng bảo vệ gan từ cao chiết toàn cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms). Tạp Chí Y Dược Học, 20, 83-87.
  • Trần Công Luận và cộng sự (2017). Khảo sát tác dụng tăng lực của chế phẩm từ Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms). Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Phát triển kinh tế Trường đại học Tây Đô, 02, 110-119.
  • Bùi Thị Luyến và cộng sự (2019). Xây dựng quy trình định lượng saponin toàn phần trong rễ Đinh lăng (poliscias fruticosa (L) Hamrs) được thu hái tại Thái Nguyên bằng phương pháp đo quang. Tạp Chí Khoa Học & Công Nghệ ĐHTN. 207(14), 135 – 142.
  • Nguyễn Thị Nguyệt, Võ Xuân Minh (1992). Một số kết quả nghiên cứu về saponin trong Đinh lăng”, Tạp chí Dược học, 3, 15-16.
  • Bộ Y Tế (2017). Dược điển Việt Nam V, NXB Y học, tr. 1168-1169; 1388-1389.
  • Asumeng Koffuor G, Boye A, Kyei S, Ofori-Amoah J, Akomanin Asiamah E, Barku A, Acheampong J, Amegashie E, Kumi Awuku A. (2014). Anti-inflammatory and safety assessment of Polyscias fruticosa (L.) Harms leaf extract in ovalbumin-induced asthma. Pharm Biol. 2014; 3(5): 337-342
  • Vo D.H el al. (1997). Oleanane Saponins from Polyscias Fruticosa. Phytochemistry, 47(3), 451-457.
  • Tran T.H.H. el al. (2016). α-Amylase and α-Glucosidase Inhibitory Saponins from Polyscias fruticosa Leaves. Journal of Chemistry, 2016, 1-5.