Tích hợp địa lí tự nhiên địa phương trong dạy học môn địa lí lớp 12 ở Trường Trung học phổ thông Thực hành Cao Nguyên, tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Tích hợp địa lí tự nhiên địa phương trong dạy học môn địa lí lớp 12 ở Trường Trung học phổ thông Thực hành Cao Nguyên, tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Lại Văn Văn

Tóm tắt

Dạy học tích hợp là quan điểm dạy học phù hợp với mục tiêu của dạy học phát triển năng lực. Địa lí học là môn học có tính chất tổng hợp, liên môn cao nên rất thuận lợi cho dạy học tích hợp. Trong dạy học môn Địa lí lớp 12, việc tích hợp địa lí địa phương được thực hiện thông qua các phương thức: dạy tiết học riêng về địa lí địa phương, dạy nội dung địa lí địa phương trong một phần của bài học hoặc liên hệ địa lí địa phương vào nội dung bài học. Việc dạy học tích hợp địa lí địa phương trong môn Địa lí giúp học sinh nắm rõ hơn các biểu tượng về địa lí của Việt Nam, tìm hiểu những nét đặc trưng, tiêu biểu của địa phương hình thành các khái niệm, các quy luật, các mối liên hệ nhân quả địa lí. Những kiến thức có giá trị thực tiễn này giúp học sinh có khả năng vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, bảo vệ môi trường, thiên nhiên, góp phần giáo dục cho học sinh tình cảm với quê hương, đất nước. Đây cũng chính là những biểu hiện của quan điểm lấy học sinh làm trung tâm khi triển khai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới. Bài viết này, tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề chung về dạy học tích hợp và phương pháp thiết kế hoạt động dạy học tích hợp địa lí tự nhiên Đắk Lắk trong dạy học Địa lí lớp 12 ở trường Trung học phổ thông Thực hành Cao Nguyên.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử Tác giả

Lại Văn Văn

Trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Lại Văn Văn; ĐT: 0977199606; Email: lvvan@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. NXB Giáo dục.
  • Đỗ Hương Trà (2016). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh, Quyển 1. NXB ĐHSP Hà Nội.
  • Nguyễn Đức Vũ (2007). Giáo trình phương pháp nghiên cứu địa lí địa phương. NXB Đại học Huế.
  • Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) & Đỗ Hương Trà (2017). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại học Sư phạm.
  • Nguyễn Trọng Phúc (2004). Một số vấn đề trong dạy học địa lí ở trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội.
  • Lê Thông & Nguyễn Viết Thịnh (2012). Sách giáo khoa Địa lí 12. NXB Giáo dục.
  • Viện nghiên cứu giáo dục (2015). Hội thảo dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng yêu cầu chương trình sách giáo khoa sau năm 2015. NXB Đại học Sư phạm TPHCM.