Nhân tố tác động đến vận dụng bảng điểm cân bằng và thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Nhân tố tác động đến vận dụng bảng điểm cân bằng và thành quả hoạt động tại các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo

Tóm tắt

Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) được đưa ra bởi Kaplan và Norton (1996b), là hệ thống đo lường thành quả và quản trị chiến lược của tổ chức. BSC xem xét thành quả hoạt động của tổ chức từ 4 khía cạnh: Khía cạnh tài chính, khía cạnh khách hàng, khía cạnh kinh doanh nội bộ và khía cạnh học hỏi và phát triển. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) và tác động của việc vận dụng BSC đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với 250 mẫu, các kỹ thuật phân tích bao gồm thống kê mô tả, phân tích mô hình đo lường và mô hình cấu trúc. Kết quả có 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng BSC tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đó là: Quy mô doanh nghiệp; Nhận thức về tính hữu ích của BSC; Nhận thức về khả năng vận dụng BSC; Văn hóa doanh nghiệp; Trình độ kế toán viên và chi phí tổ chức vận dụng BSC. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy các yếu tố này có tác động tích cực đến khả năng vận dụng BSC và vai trò tích cực của BSC trong việc góp phần nâng cao thành quả hoạt động kinh doanh của DN. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị và hàm ý nhằm nâng cao khả năng vận dụng BSC để tăng cường thành quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Phương Thảo; ĐT: 0914585795; Email: ntpthaob@ttn.edu.vn.

Tài liệu tham khảo

  • Đặng Thị Hương (2010). Áp dụng BSC tại các DN dịch vụ Việt Nam. Tạp chí khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh, Số 26, 94-104.
  • Nguyễn Quang Đại (2016), Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động theo thẻ điểm cân bằng trong các DN tại TP. Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội.
  • Phạm Hùng Cường & Bùi Văn Minh (2014). Thực trạng áp dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (balanced scorecard) trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, Số 3, 85 - 92.
  • Phan Thị Xuân Hương (2016). Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
  • Phan Thị Xuân Hương & Trần Đình Khôi Nguyên (2014). Xây dựng bản đồ chiến lược cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 289, 108 - 127.
  • Tạ Lê Ngân Hà (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng Bảng điểm cân bằng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. HCM. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Trần Quốc Việt (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng trong quản trị chiến lược tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
  • Trịnh Thùy Anh (2015). Quản trị chiến lược dựa vào mô hình thẻ điểm cân bằng: Từ tư duy đến hành động. Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở TP. HCM, 6, 55-66.
  • Võ Ngọc Hồng Phúc (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thẻ điểm cân bằng tại TP. HCM. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Vũ Thùy Dương (2017). Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp May Việt Nam. Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
  • Anand, M., Sahay, B. & Saha, S., (2005). Balanced scorecard in Indian companies. Vikalpa 30, 11-26.
  • Andersen, H., Cobbold, I. & Lawrie, G (2001). Balanced scorecard implementation in SMEs: reflection on literature and practice. 4th SME international conference, Allborg university, Denmark, 2001. Citeseer.
  • Atkinson, A. A., Balakrishnan, R., Booth, P., Cote, J. M., Groot, T., Malmi, T., Roberts, H., Uliana, E. & Wu, A., (1997). New directions in management accounting research. Journal of management accounting research, 9, 79-108.
  • Benková, E., Gallo, P., Balogová, B. & Nemec, J. (2020). Factors Affecting the Use of Balanced Scorecard in Measuring Company Performance. Sustainability 12, 1178.
  • Braam, G. J. M. & Nijssen, E. J. (2004). Performance effects of using the Balanced Scorecard: a note on the Dutch experience. Long Range Planning, 37, 335-349.
  • Crabtree, A. D. & Debusk, G. K (2008). The effects of adopting the balanced scorecard on shareholder returns. Advances in Accounting 24, 8-15.
  • Davila, T. (2005). An exploratory study on the emergence of management control systems: formalizing human resources in small growing firms. Accounting, Organizations Society 30, 223-248.
  • Davis, S. & Albright, T., (2004). An investigation of the effect of Balanced Scorecard implementation on financial performance. Management Accounting Research 15, 135-153.
  • De Geuser, F., Mooraj, S. & Oyon, D. (2009). Does the balanced scorecard add value? Empirical evidence on its effect on performance. European Accounting Review 18, 93-122.
  • Ding, S. & Beaulieu, P. (2011). The role of financial incentives in balanced scorecard‐based performance evaluations: Correcting mood congruency biases. Journal of Accounting Research 49, 1223-1247.
  • Gibbons, R. & Kaplan, R. S. (2015). Formal measures in informal management: can a balanced scorecard change a culture? American Economic Review 105, 447-51.
  • Gumbus, A. & Lussier, R. N. (2006). Entrepreneurs use a balanced scorecard to translate strategy into performance measures. Journal of Small Business Management 44, 407-425.
  • Hair Jr, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C. & Sarstedt, M. (2016). A primer on partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM), Sage publications.
  • Haldma, T. & Lääts, K. (2002). Contingencies influencing the management accounting practices of Estonian manufacturing companies. Management accounting research 13, 379-400.
  • Hendricks, K., Menor, L. & Wiedman, C. (2004). The Balanced Scorecard: To adopt or not to adopt. Ivey Business Journal 69, 1-9.
  • Hoque, Z. & James, W. (2000). Linking Balanced Scorecard Measures to Size and Market Factors: Impact on Organizational Performance. Journal of Management Accounting Research, 12.
  • Hoque, Z. (2005). Linking environmental uncertainty to non-financial performance measures and performance: a research note. The British Accounting Review 37, 471-481.
  • Hulland, J. (1999). The effects of country-of-brand and brand name on product evaluation and consideration: A cross-country comparison. Journal of International Consumer Marketing 11, 23-40.
  • Ishola, A. A., Adeleye, S. T. & Tanimola, F. A. (2018). Impact of educational, professional qualification and years of experience on accountant job performance. Journal of Accounting Financial Management 4, 2018.
  • Islam, M. & Kellermanns, F. W. (2006). Firm‐and Individual‐Level Determinants of Balanced Scorecard Usage. Canadian Accounting Perspectives 5, 181-207.
  • Islam, M., Yang, Y.-F., Hu, Y.-J. & Hsu, C.-S. (2014). Factors affecting balanced scorecard usage. International Journal of Business Information Systems 17, 112-128.
  • Ismail, N. A. & King, M. (2007). Factors influencing the alignment of accounting information systems in small and medium sized Malaysian manufacturing firms. Journal of Information Systems Small Business 1, 1-20.
  • Ittner, C.D. and Larcker, D.F. (1997). Innovations in performance measurement: trends andresearch implications. Journal of Management Accounting Research 10, 205–238.
  • Johnson, T. H. & Kaplan, R. S. (1987). Relevance lost: the rise and fall of management accounting. Harvard Business School Press.
  • Kaplan, R. S. & Norton, D. P. (1996a). Linking the balanced scorecard to strategy. Harvard Business School Press.
  • Kaplan, R. S. & Norton, D. P. (1996b). The balanced scorecard: translating strategy into action, Harvard Business School Press.
  • Kennedy, T. & Affleck‐Graves, J. (2001). The impact of activity‐based costing techniques on firm performance. Journal of management accounting research 13, 19-45.
  • Koske, C.C. & Muturi, W. (2015). Factors affecting application of BSC: A case study of nongovernmental organizations in Eldoret, Kenya. Journal of Management 2,1868-1898.
  • Lesáková, Ľ. & Dubcová, K. (2016). Knowledge and use of the balanced scorecard method in the businesses in the Slovak Republic. Procedia-Social Behavioral Sciences 230, 39-48.
  • Machado, M. J. C. V. (2013). Balanced Scorecard: an empirical study of small and medium size enterprises. Review of Business Management 15, 129-148.
  • Perera, S. & Baker, P. (2007). Performance measurement practices in small and medium size manufacturing enterprises in Australia. Small Enterprise Research 15, 10-30.
  • Quesado, P. R., Aibar-Guzmán, B., Rodrigues, L. L. & Economics, B. (2016). Extrinsic and intrinsic factors in the balanced scorecard adoption: An empirical study in Portuguese organizations. European journal of management 25, 47-55.
  • Speckbacher, G., Bischof, J. & Pfeiffer, T. (2003). A descriptive analysis on the implementation of balanced scorecards in German-speaking countries. Management accounting research 14, 361-388.
  • Vo Van Nhi & Pham Ngoc Toan (2018). Factors influencing to the application of balanced scorecard among listed companies in Ho Chi Minh City. International Conference on Business, Management and Accounting.
  • Wiersma, E. (2009). For which purposes do managers use Balanced Scorecards?: An empirical study. Management accounting research, 20, 239.