Tương quan sinh trưởng, phát triển của Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) Với một số nhân tố sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa

Main Article Content

Tương quan sinh trưởng, phát triển của Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) Với một số nhân tố sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa

Tác giả

Đỗ Anh Thy
Châu Ngô Công
Lưu Văn Nông
Phạm Mạnh Hùng

Tóm tắt

Tương quan sinh trưởng, phát triển của Sâm Ngọc Linh với một số nhân tố sinh thái ở khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, Khánh Hòa được xác định bằng phép phân tích tương quan đa biến (Canonical Correspondence Analysis – CCA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, 9/12 chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển gồm: Cây mọc lại sau ngủ đông, tỷ lệ cây nảy mầm, hình thái lá, bộ rễ, chiều cao cây, đường kính tán, chiều dài củ, tỷ lệ cây ra hoa, tỷ lệ cây tạo quả của Sâm Ngọc Linh 2 tuổi di thực có mối tương quan gần với 7 yếu tố sinh thái như: Độ tàn che, kiểu rừng, độ che phủ, tầng trung mộc, độ dày lớp lá phủ, thành phần cấp hạt, kali dễ tiêu của khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà với độ tin cậy trên 95%. Trong đó, chỉ tiêu chiều cao cây và tỷ lệ cây ra hoa có tương quan rất chặt chẽ với yếu tố sinh thái độ tàn che và độ che phủ với độ tin cậy 100%. 2/12 chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển gồm: tỷ lệ cây sống và khối lượng củ có mối tương quan gần với 4 yếu tố sinh thái như: tổng lượng mưa trung bình năm, tầng sinh đại mộc, tầng sinh cỏ và lân dễ tiêu với độ tin cây trên 95% và đều có tương quan rất chặt chẽ với yếu tố tổng lượng mưa trung bình năm. Chỉ tiêu sinh trưởng cây ngủ đông có tương quan rất chặt chẽ với yếu tố sinh thái độ cao với độ tin cậy trên 95%. Kết quả nghiên cứu này cung cấp dữ liệu khoa học cho việc nhân rộng mô hình trồng Sâm Ngọc Linh tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và các khu vực có điều kiện sinh thái tương đồng khác.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Đỗ Anh Thy

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa.
Tác giả liên hệ: Đỗ Anh Thy, ĐT: 0905110422, Email: anhthysnnkh@gmail.com.

Châu Ngô Công

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà;

Lưu Văn Nông

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

Phạm Mạnh Hùng

Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y Tế (2009). Dược điển Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Y học.
  • Hà Thị Dụng & Grushvitzky i.v (1985). Một loài sâm mới thuộc chi sâm (panax l.), họ nhân sâm (araliaceae) ở việt nam. Tạp chí sinh học.
  • Lê Thanh Sơn & Nguyễn Tập (2006). Những đặc điểm sinh thái cơ bản của sâm Ngọc Linh. Tạp chí dược liệu, 11, tr.145 – 147.
  • Nguyễn Bá Hoạt (2006). Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển cây Sâm Ngọc Linh ở Kon Tum. Báo cáo kết quả đề tài, Kon Tum.
  • Nguyễn Tập (2006). Danh lục đỏ cây thuốc việt nam. Tạp chí dược liệu 3 11, 97 - 105.
  • Nguyễn Tập (2007). Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở việt nam; IUCN, Hà Nội, Đại sứ quán VQ Hà Lan tại Hà Nội và mạng lưới LSNG VN xuất bản.
  • Nguyễn Thị Bình (2015). Bước đầu nghiên cứu di thực Sâm Ngọc Linh ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Học viện nông nghiệp Việt Nam.
  • Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận & Nguyễn Thị Thu Hương (2007). Sâm Việt Nam và các một số cây thuốc họ nhân sâm, Hà Nội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
  • Nguyễn Việt Thiên (2017). Nghiên cứu phát triển bền vững Sâm Ngọc Linh ở tỉnh Quảng Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế nông nghiệp, Trường đại học Huế.
  • Phan Thúy Hiền (2016). Nghiên cứu phát triển trồng Sâm Ngọc Linh ở một số khu vực có điều kiện sinh thái tương tự núi Ngọc Linh. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, Viện dược liệu.
  • Phan Văn Đệ (2003). Kết quả nghiên cứu sinh học và trồng trọt cây sâm Việt Nam. Hội thảo bảo tồn và phát triển cây sâm Việt Nam, Quảng Nam ngày 09/5/2003. Bộ Y Tế và UBND tỉnh Quảng Nam, tr.43 – 53.
  • Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam (2016). Quyết định số 333/QĐ-SNN&PTNT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sâm Ngọc Linh dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
  • Thái Văn Trừng (1978). Thảm thực vật rừng Việt Nam, Hà Nội. NXB Khoa Học Kỹ Thuật.
  • Trung tâm điều tra khảo sát thiết kế nông nghiệp và PTNT (2013). Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà đến năm 2020.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum (2017). Quyết định số 649/QĐ-UBND về việc ban hành quy trình kỹ thuật tạm thời kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
  • Viện thổ nhưỡng nông hóa (2009). Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ tươi của hai tỉnh Kom Tum và Quảng Nam, chương trình 68 - Bộ khoa học và công nghệ.
  • Natural history museum (1999-2015). Paleontological statistics version 3.07, university of oslo, norway.G
  • Ter Braak c. j. f. (1986). Canonical correspondence analysis: a new eigenvector technique for multivariate direct gradient analysis. Ecology, 67, 1167 - 1179.