Truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh từ góc nhìn nữ quyền sinh thái bản địa

Main Article Content

Truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh từ góc nhìn nữ quyền sinh thái bản địa

Tác giả

Hoàng Lê Anh Ly
Vũ Minh Thu

Tóm tắt

Từ góc nhìn lý thuyết nữ quyền sinh thái bản địa, chúng tôi nhận thấy ở truyện ngắn Hà Thị Cẩm Anh, tự nhiên và nữ giới luôn có sự tương đồng và gắn bó liên hệ mật thiết với nhau. Mối tương quan này thể hiện ở nguy cơ phụ nữ cũng như tự nhiên dễ dàng trở thành nạn nhân, gánh nhiều hệ lụy từ việc tàn phá, hủy hoại môi trường sinh thái. Hơn thế, giữa nữ giới và tự nhiên luôn có sự kết nối tương đồng là vẻ đẹp tính Mẫu. Điều này xuất phát từ sự mẫn cảm, bản năng và thiên tính của giới nữ cũng như sự an nhiên cứu rỗi mà thế giới tự nhiên đã mang lại cho con người. Mặt khác, xuất phát từ vị thế “ngoại biên”, chịu sự độc đoán, gia trưởng của nam giới, nữ giới luôn mang trong mình thiên tính bảo vệ, nâng đỡ tự nhiên hoang dã. Họ có thể lắng nghe, thấu hiểu và coi tự nhiên như là bạn tâm giao và mẹ tự nhiên cũng luôn đồng hành, che chở, cứu rỗi khi họ đau khổ, tuyệt vọng. Truyện ngắn của Hà Thị Cẩm Anh cũng là bức thông điệp về phương thức giải quyết những khủng hoảng của con người thời hiện đại từ việc chuộc lỗi trước tự nhiên và hướng đến cuộc sống gần gũi hòa hợp với tự nhiên để được chia sẻ.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nhân văn
Tiểu sử của Tác giả

Hoàng Lê Anh Ly

Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Hoàng Lê Anh Ly; ĐT: 0915807027; Email: hlaly@ttn.edu.vn.

Vũ Minh Thu

Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên;

Tài liệu tham khảo

  • Hoàng Tố Mai. (2017). Phê bình sinh thái là gì? Hà Nội: Nxb Hội Nhà văn.
  • Trần Thị Việt Trung và Hà Thị Cẩm Anh (2016). Tuyển tập văn xuôi Hà Thị Cẩm Anh, Nxb Đại học Thái Nguyên.
  • Trần Thị Ánh Nguyệt & Lê Lưu Oanh. (2016). Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn sinh thái. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.
  • Gaard, G. (ed) (1993). Ecofeminism: Women, Animals, Nature. Temple University Press. Philadelphia.
  • Wilson, K. (2005). Ecofeminism and First Nations Peoples in Canada: Linking Culture, Gender and Nature. Gender, Place & Culture: A Journal of Feminist Geography, Vol 12.3. Academic Search Premier.
  • Warren, K. J. (2000). Ecofeminist Philosophy: A Western Perspective on What It is and Why It Matters. Lanham: Rowman & Littlefield Publishers, Inc. pp.1-19.