Tìm hiểu nhận thức của thanh niên tại Buôn Ma Thuột đối với du lịch có trách nhiệm
Main Article Content
Tìm hiểu nhận thức của thanh niên tại Buôn Ma Thuột đối với du lịch có trách nhiệm
Tóm tắt
Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm hiểu nhận thức của thanh niên tại Buôn Ma Thuột về Du lịch có trách nhiệm. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để chỉ ra thực trạng nhận thức của họ về trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên, văn hóa và kinh tế điểm đến du lịch. Thông qua số liệu khảo sát 300 thanh niên đang sinh sống và học tập tại thành phố Buôn Ma Thuột trong năm 2022, kết quả cho thấy loại hình du lịch này khá mới mẻ đối với thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột. Những ý kiến ủng hộ cho các hành động có trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên, văn hóa và kinh tế địa phương còn thấp. Số thanh niên còn thờ ơ, phân vân đối với trách nhiệm của mình khi họ tham gia du lịch cũng chiếm tỷ lệ từ 30% đến 40%. Nghiên cứu cũng bước đầu chỉ ra được 2 nguyên nhân có liên quan đến nhận thức trách nhiệm xuất phát sự ủng hộ của gia đình, bạn bè và hoạt động truyền thông còn hạn chế. Do đó, giáo dục về Du lịch có trách nhiệm đặc biệt quan trọng thông qua việc cung cấp kiến thức ở trường học, kích cầu du lịch đối với các gói du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và chủ động truyền thông đại chúng về Du lịch có trách nhiệm cho thanh niên.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Phạm Trương Hoàng (2019). Du lịch có trách nhiệm từ góc độ người dân địa phương tại Ninh Bình. Tạp chí du lịch.
- Hoàng Lân (2022). Du lịch có trách nhiệm và văn minh, Báo hà nội mới. Truy cập tại: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Du-lich/1035621/du-lich-co-trach-nhiem-va-van-minh
- Nguyễn Tr. Nhân và cộng sự (2020). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch có trách nhiệm ở huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học.
- Phạm Thị Thúy Nguyệt (2019). Khảo sát nhận thức của giới trẻ về nguyên tắc ứng xử Du lịch có trách nhiệm tại điểm đến, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn, 3(2):63- 71.
- Nga, N.T.T. (2017). Hội thảo quốc tế Lần thứ nhất về "Phát triển Du lịch bền vững ở miền Trung Việt Nam và Asean". Nghiên cứu nhận thức của khách du lịch về Du lịch có trách nhiệm tại Thành phố Huế.
- Lê Thị Thu Thủy (2022). Thực trạng nghiên cứu và triển khai Du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam, Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội
- Thanh Tùng (2022). Du lịch trải nghiệm - xu hướng "xê dịch" nổi bật của giới trẻ hiện đại, Báo tuổi trẻ.
- Viện nghiên cứu và phát triển du lịch (2019), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Truy cập tại: http://itdr.org.vn/an_pham/quy-hoach-tong-the-phat-trien-du-lich-viet-nam-den-nam-2020-tam-nhin-den-nam-2030/
- Chettiparamb, A. & J Kokkranikal, J. (2012). Responsible tourism and sustainability: the case of Kumarakom in Kerala, India. Policy Research in Tourism.
- Debicka, O. & Oniszczuk-Jastrzabek, A. (2014). Responsible tourism in Poland, Tourism and Hospitality Industry, Scientific paper. P1-14
- Goodwin, H. (2011). Taking Responsibility for Tourism, Goodfellow Publishers, Limited.
- Spenceley, A. (2012). Responsible Tourism: Critical Issues for Conservation and Development, Cromwell Press, Trowbridge, p. 17.
- Richards, G. (2008). Youth travel matters: Understanding the global phenomenon of youth travel. World Tourism Organization (WTO). [Online] Avalabile at https://www.academia.edu/6637218/Youth_Travel_Matters_Understanding_the_global_phenomenon_of_youth_travel
- Yunusovich, S. (2018). Youth tourism as a scientific research object.Journal of Tourism & Hospitality,7(5), 1 - 3.
- Tanja Mihalic (2016). Sustainable-responsible tourism discourse – Towards 'responsustable' tourism, Journal of Cleaner Production. Pages 461-470.
- Weeden C. (2013). Responsible and Ethical Tourist Behaviour, Routledge, p. 47.