Các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên

Main Article Content

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên

Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Bích Ngọc

Tóm tắt

Hiểu biết tài chính cá nhân có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững về tài chính của các cá nhân, gia đình và nền kinh tế quốc gia. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra sự cần thiết nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân ở sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước. Dựa trên số liệu thu thập được từ 535 sinh viên tham gia khảo sát năm 2022, nghiên cứu này đo lường mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên (ĐHTN) và phân tích các nhân tố ảnh hưởng. Sau khi tính điểm cho từng cá nhân và phân loại các mức điểm, kết quả cho thấy hiểu biết tài chính cá nhân của hầu hết sinh viên trường ĐHTN đang ở mức trung bình kém. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố nhân khẩu học đến mức độ hiểu biết tài chính cá nhân. Kết quả cho thấy ngành học, giáo dục về tài chính cá nhân từ trường học, tình hình tài chính của sinh viên, nơi ở và số năm học là những nhân tố tác động tới mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên trường ĐHTN. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên trường ĐHTN.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Phương Thảo

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Phương Thảo; ĐT: 0935812817; Email: ntpthaoa@ttn.edu.vn.

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Đặng Anh Tuấn & Khúc Thế Anh (2018). Dân trí tài chính khu vực nông thôn Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, tập 2, số 01/2018, trang 10-12.
  • Đinh Thị Thanh Vân & Nguyễn Thị Huệ (2016). Đo lường và đánh giá các yếu tố tác động tới hiểu biết tài chính cá nhân của sinh viên, Tạp chí Ngân hàng, số 18, trang 9 - 14.
  • Ngô Chung & Lê Văn Hinh (2017). Dân trí về tài chính với phát triển hệ thống ngân hàng bền vững – một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, Số 1+2, Tháng 01/2017.
  • Phạm Thị Hoành Anh & cộng sự (2021). Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 230, tháng 07/2021.
  • Trần Thị Thanh Thu & Đào Hồng Nhung (2019). Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành tài chính: Kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng, Số 221, Tháng 10/2020.
  • Trần Thị Thanh Thu & Đào Hồng Nhung (2019). Chương trình giáo dục tài chính quốc gia trong bối cảnh số hóa ngành tài chính: Kinh nghiệm và đề xuất cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng, số 221, tháng 10/2020.
  • Trịnh Thị Phan Lan (2017). Giáo dục tài chính cho trẻ em hướng tới phổ cập tài chính quốc gia. Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 191, Tháng 4/2018.
  • Alexandra Luksander et al (2014). Analysis of the Factors that Influence the Financial Literacy of Young People Studying in Higher Education, Public Finance Quarterly 2014/2, pages 220 - 241.
  • Al-Tamimi, H. A. H., Kalli, A. A., and Bin, (2009). Financial literacy and investment decisions of UAE investors. J. Risk Financ. 10, 500–516. doi: 10.1108/15265940911001402
  • Chen, H. & Volpe, R.P. (2002). "Gender Differences in Personal Financial Literacy among College Students", Financial Services Review, No. 11, pp. 289 - 307.
  • Chiteji, N.S. & Stafford, F.P. (1999). "Portfolio Choices of Parents and Their Children as Young Adults: Asset Accumulation By African-American Families", American Economic Review, Vol. 89 No. 2, pp. 377 – 80.
  • Cole, S., Sampson, T. & Zia, B. (2008). "Money or knowledge? What drives the demand for financial services in developing countries?", Harvard Business School Working Paper, No. 09 - 117.
  • Eitel, Susan J., and Jennifer Martin (2009). "First-generation female college students' financial literacy: real and perceived barriers to degree completion." College Student Journal, vol. 43, no. 2, June 2009, pp. 616+.
  • Faboyede, Olusola Samuel, Ben-Caleb, Egbide and Oyewo (2015). Financial literacy education: Key to poverty Alleviation and National Development in Nigeria. Europe Journal of Accounting Auditing and Finance Research.
  • Frijns, Bart & Gilbert, Aaron & Tourani-Rad, Alireza (2014). "Learning by doing: the role of financial experience in financial literacy," Journal of Public Policy, Cambridge University Press, vol. 34(1), pages 123-154, April.
  • Goldsmith (2006)."The Effects of Investment Education on Gender Differences in Financial Knowledge", Journal of Personal Finance 5 (2), 55-69.
  • Joo, S.-H., & Grable, J. E. (2005). Employee Education and the Likelihood of having a Retirement Savings Program. Financial Counseling and Planning, 16(1), 37–49.
  • Kharchenko, Olga (2011)."Financial literacy in Ukraine determinants and implications for saving behavior", Kyiv School of Economics, May 2011
  • Koenen, Lusardi (2011)."Financial Literacy and Retirement Planning in Germany", Journal of Pension Economics & Finance , Volume 10 , Issue 4 , October 2011 , pp. 565 - 584, DOI: https://doi.org/10.1017/S1474747211000485
  • Li, G. (2009). "Information sharing and stock market participation: Evidence from extended families", Mimeo, Federal Reserve Board.
  • Mohamad Fazli Sabri et al (2010). Childhood consumer experience and the financial literacy of college students in Malaysia. Family & consumer science, 38 (4), 455-467.
  • Morgan, P. & Trinh, L. (2019). "Determinants and Impacts of Financial Literacy in Cambodia and Viet Nam", Journal of Risk and Financial Management, Vol. 12 No. 1, p. 19.
  • Nguyễn Thị Hải Yến (2016). Evaluate Financial Literacy of Vietnamese Students in Higher Education and Its Determinants – The need of Financial Education. Retrieved from http://veam.org/wp-content/uploads/2017/12/20.-Nguyen-Thi-Hai-Yen.pdf
  • OECD (2016). OECD/INFE International Survey of Adult Financial Literacy Competencies, Paris: OECD.
  • OECD (2017). G20/OECD INFE Report on Adult Financial Literacy in G20 Countries, Hamburg: OECD.
  • OECD (2018). OECD/INFE Toolkit for Measuring Financial Literacy and Financial Inclusion, Paris: OECD.
  • Shim, S., Barber, B.L., Card, N.A., Xiao, J.J. & Serido, J. (2010). "Financial socialization of first-year college students: The roles of parents, work, and education", Journal of youth and adolescence, Vol. 39 No. 12, pp. 1457 - 1470.
  • Thi Anh Nhu Nguyen & Kieu Minh Nguyen (2020). Role of Financial Literacy and Peer Effect in Promotion of Financial Market Participation: Empirical Evidence in Vietnam. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 7 (6), 001 - 008.
  • Yamane, Taro (1967). Statistics an Introductory Analysis. 2nd Edition, New York, Harper and Row.