Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây quýt tại tỉnh Đắk Lắk

Main Article Content

Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây quýt tại tỉnh Đắk Lắk

Tác giả

Trang Thị Nguyệt Quế
Trần Thị Lệ Trà
Trần Thị Huế
Đỗ Thị Kiều An
Ngô Đăng Duyên
Bùi Thị Quỳnh Hoa

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, trồng cây ăn quả có múi trong đó có quýt là hướng phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao ở nhiều địa phương tại tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, một thách thức lớn trong việc canh tác bền vững cây quýt đó là sâu bệnh hại ngày càng đa dạng và diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng quýt. Nghiên cứu nhằm xác định thành phần sâu hại và thiên địch trên cây quýt tại một số địa điểm ở Đắk Lắk. Kết quả đã ghi nhận được 21 loài sâu hại thuộc 17 họ, 7 bộ. Thành phần thiên địch đã ghi nhận được 18 loài thuộc 13 họ, 5 bộ. Hai loài sâu hại chủ yếu được xác định là loài sâu hại chính trên cây quýt là rầy mềm (Toxoptera auranti Boyer de Fonscolombe) và rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama) với mức độ xuất hiện rất phổ biến. Đặc biệt có 2 loài thiên địch xuất hiện rất phổ biến là bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr và bọ đuôi kìm nâu đen Euborellia annulata Fabricius.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Nông Lâm nghiệp
Tiểu sử của Tác giả

Trang Thị Nguyệt Quế

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trang Thị Nguyệt Quế; ĐT: 0905616618; Email: ttnque@ttn.edu.vn.

Trần Thị Lệ Trà

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Thị Huế

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Đỗ Thị Kiều An

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Ngô Đăng Duyên

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

Bùi Thị Quỳnh Hoa

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia múi QCVN 01 - 119: 2012/ BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây ăn quả có múi.
  • Nguyễn Thị Thu Cúc (2015). Côn trùng, nhện gây hại trên cây ăn trái tại Việt Nam và thiên địch. NXB Đại học Cần Thơ.
  • Dương Gia Định (2017). Kết quả điều tra đánh giá thành phần sâu bệnh hại cây có múi và biện pháp phòng trừ. Thông tin khoa học và công nghệ số 2/2017.
  • Lê Quang Khải, Hà Quang Hùng, Nguyễn Thị Thảo Trang (2008). Thành phần bọ phấn hại cam, chanh, bưởi; đặc điểm hình thái, sinh học của loài chủ yếu trong vụ hè thu năm 2007 tại Gia Lâm, Hà Nội: 119-128. Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị quốc gia lần thứ 6 – Hà Nội. 1133 tr.
  • Nguyễn Văn Liêm, Trần Thanh Tháp, Nguyễn Thị Kim Hoa, Bùi Hải Yến, Nguyễn Việt Hà (2020). Thành phần loài chân khớp trên cây Ngô chuyển gen Bt11 trong khảo nghiệm diện rộng ở miền Bắc Việt Nam. Hội nghị Côn trùng học quốc gia lần thứ 10, Hà Nội. NXB Nông nghiệp: 71-80.
  • Hoàng Đức Nhuận (2007). Động vật chí Việt Nam - Họ Bọ rùa: Cocinellidae – Coleoptera. NXB KHKT, Hà Nội.
  • Bùi Thị Quỳnh Hoa, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên (2020). Bước đầu điều tra thành phần loài côn trùng bắt mồi trên cây cà phê và một số cây trồng khác ở tỉnh Đắk Lắk. Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 10.
  • Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Thị Thu Cúc (2008). Thiên địch của rệp muội Toxoptera spp. (Homoptera: Aphididea) trên cây có múi (Citrus) tại thành phố Cần Thơ và đặc điểm hình thái, sinh thái của Micromus timidus Hagen (Neuroptera: Hemerobiidea). Hội nghị Khoa học Công nghệ toàn quốc về Bảo vệ Thực vật lần thứ 3.
  • Deka, S. I. K. H. A., Kakoti, R. K., Sabir, N., Ahuja, D. B., Chattopadhyay, C., & Barbora, A. C. (2016). Survey and surveillance of insect pests of citrus and their natural enemies in Assam. Journal of Insect Science, 29(1), 158-161.
  • Fadamiro, H. Y., Xiao, Y., Hargroder, T., Nesbitt, M., Umeh, V., & Childers, C. C. (2008). Seasonal occurrence of key arthropod pests and associated natural enemies in Alabama satsuma citrus. Environmental Entomology, 37(2), 555-567.
  • Liu, Y., Heying, E., & Tanumihardjo, S. A. (2012). History, global distribution, and nutritional importance of citrus fruits. Comprehensive reviews in Food Science and Food safety, 11(6), 530-545.
  • Smith, D. (1978). Biological control of scale insects on citrus in southeastern Queensland. I Control of red scale Aonidiella aurantii (maskell). Australian Journal of Entomology, 17(4), 367-371.