Khởi nghiệp Tác động của các thành tố hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Đắk Lắk đối với tinh thần khởi nghiệp của thanh niên các dân tộc thiểu số trong giai đoạn đại dịch CoVID-19
Main Article Content
Khởi nghiệp Tác động của các thành tố hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh Đắk Lắk đối với tinh thần khởi nghiệp của thanh niên các dân tộc thiểu số trong giai đoạn đại dịch CoVID-19
Tóm tắt
Khởi nghiệp là hoạt động có tính rủi ro cao đặc biệt đối với thanh niên dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) đóng một vai trò quan trọng trong duy trì tinh thần khởi nghiệp của cộng đồng, khả năng duy trì hoạt động khởi nghiệp được xem là tiêu thức đại diện cho tinh thần khởi nghiệp. Nghiên cứu này khảo sát 182 thanh niên dân tộc thiểu số có đăng ký tham gia Cuộc thi khởi nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2018 và năm 2020 (cấp tỉnh và huyện) nhằm nghiên cứu tác động của các thành tố trong HSTKN đến khả năng duy trì hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh trong giai đoạn 2018 - 2022. Chúng tôi thấy rằng hầu hết các hoạt động khởi nghiệp bị đình trệ, tỷ lệ cơ sở kinh doanh khởi nghiệp còn tồn tại khá thấp, chỉ chiếm 19,9%. Yếu tố tác động tiêu cực lớn nhất đến khả năng tồn tại của cơ sở khởi nghiệp do thanh niên dân tộc thiểu số làm chủ là đại dịch COVID-19. Với độ tin cậy 95%, chỉ có thành tố con người của HSTKN tác động tích cực đến sự tồn tại của cơ sở khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số. Tác động của các thành tố khác là không rõ ràng. Từ đó, tỉnh Đắk Lắk cần nỗ lực thúc đẩy các thành tố của HSTKN tỉnh phát triển và nâng cao khả năng tiếp cận các thành tố này đối với thanh niên dân tộc thiểu số thông qua đó nâng cao tinh thần khởi nghiệp của họ.
Article Details
Tác phẩm này được cấp phép theo Giấy phép quốc tế Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDeri Phái sinh 4.0 .
Tài liệu tham khảo
- Đảng cộng sản Việt Nam (2016). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
- Đảng cộng sản Việt Nam (2021). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
- Aldrich, H. E. (1990). "Using an Ecological Perspective to Study Organizational Founding Rates." Entrepreneurship Theory and Practice 14 (3): 7–24.
- Isenberg, D. J. (2011). The entrepreneurship ecosystem strategy as a new paradigm for economy policy: principles for cultivating entrepreneurship, Babson Entrepreneurship Ecosystem Project, Babson College, Babson Park: MA.
- Lattacher, W., & Wdowiak, M.A. (2020). Entrepreneurial learning from failure. A systematic review. International Journal of Entrepreneurial Behaviour & Research, 26, 1093-1131
- Moore, J. (1993). "Predators and Prey: A New Ecology of Competition." Harvard Business Review.
- Stam, F. C. và Spigel, B. (2016). "Entrepreneurial ecosystems" USE Discussion paper series.