Nguy cơ té ngã ở bệnh nhân cao tuổi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Main Article Content

Nguy cơ té ngã ở bệnh nhân cao tuổi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Tác giả

Phan Thị Huyền Trang
Đinh Hữu Hùng
Nguyễn Thị Kim Quyên

Tóm tắt

Té ngã ở người cao tuổi để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình và làm tăng gánh nặng chi phí xã hội. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uớc tính có khoảng 30% người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên bị té ngã ít nhất một lần trong một năm và tỷ lệ này có thể tăng lên đến 40% đối với người cao tuổi trên 70 tuổi. Tại Việt Nam, té ngã trong lúc được chăm sóc y tế tại cơ sở thuộc danh mục sự cố nghiêm trọng và bắt buộc phải khai báo. Đánh giá mức độ nguy cơ té ngã là một trong những phương pháp giúp phòng tránh té ngã. Mục tiêu: khảo sát nguy cơ té ngã ở bệnh nhân cao tuổi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô cắt ngang được tiến hành trên 374 bệnh nhân nội trú từ 60 tuổi trở lên tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Thang đo Morse được sử dụng để đánh giá nguy cơ té ngã. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ té ngã cao chiếm 43,58%. Có 16,31% bệnh nhân có tiền sử té ngã trong ba tháng gần đây. Có gần 70% bệnh nhân có chẩn đoán thứ phát mắc nhiều hơn một bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân cần sự hỗ trợ của điều dưỡng hoặc các dụng cụ hỗ trợ khi đi lại, hoặc phải vịn nội thất như bàn ghế, tường khi đi lại là 54%. Hơn một nửa số bệnh nhân hiện đang có truyền dịch. Về dáng đi, hơn 52% bệnh nhân có dáng đi suy yếu hoặc không thăng bằng. Kết luận: Bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ té ngã cao ở mức báo động và cần được hỗ trợ. Do đó, nhân viên y tế cần đánh giá nguy cơ té ngã, đồng thời phải hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa té ngã khi điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân cao tuổi.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Sức khỏe
Tiểu sử của Tác giả

Phan Thị Huyền Trang

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Phan Thị Huyền Trang; ĐT: 0905272583; Email:phanthihuyentrang@ttn.edu.vn

Đinh Hữu Hùng

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên

Nguyễn Thị Kim Quyên

Khoa Y Dược, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y Tế. (2018). Thông tư 43/2018/TT-BYT Hướng dẫn phòng ngừa sự cố Y khoa trong các cơ sở khám, chữa bệnh.
  • Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk. (2021). Sản phẩm thống kê. Retrieved from https://thongkedaklak.gov.vn/so-lieu-san-pham-thong-ke/dan-so-daklak-2019 .
  • Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kim Ngọc, Phạm Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Thị Hiên, Đỗ Thị Kim Ân, Phạm Thị Diệu Linh, Hoàng Tố Loan, Tống Huyền Trang & Nguyễn Xuân Thanh (2022). Đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy.
  • Vũ Ngô Thanh Huyền, Trần Thuỵ Khánh Linh & Faye Hummel. (2019). Nguy cơ té ngã ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 5(23), 133-139.
  • Trần Thị Xuân Giao, Nguyễn thị Ngọc, Phạm Thị Len & Lưu Thị Hiền. (2021). Nguy cơ té ngã và các yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội thận–Thận nhân tạo và khoa Nội tim mạch-Lão học, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. 15-15.
  • Arnold, C. M., Dal Bello-Haas, V. P., Farthing, J. P., Crockett, K. L., Haver, C. R., Johnston, G., & Basran, J. (2016). Falls and Wrist Fracture: Relationship to Women's Functional Status after Age 50. Can J Aging, 35(3), 361-371.
  • Bone, A. E., Gomes, B., Etkind, S. N., Verne, J., Murtagh, F. E. M., Evans, C. J., & Higginson, I. J. (2018). What is the impact of population ageing on the future provision of end-of-life care? Population-based projections of place of death. Palliat Med, 32(2), 329-336.
  • Bóriková, I., Žiaková, K., Tomagová, M., & Záhumenská, J. J. K. (2018). The risk of falling among older adults in long-term care: Screening by the Morse Fall Scale. 20(2), e111-e119.
  • Falcão, R. M. d. M., Costa, K. N. d. F. M., Fernandes, M. d. G. M., Pontes, M. d. L. d. F., Vasconcelos, J. d. M. B., & Oliveira, J. d. S. J. R. g. c. d. e. (2019). Risk of falls in hospitalized elderly people. 40.
  • Hanger, H. (2017). Low-Impact Flooring: Does It Reduce Fall-Related Injuries? Journal of the American Medical Directors Association, 18-24.
  • Ma, Y., Li, X., Pan, Y., Zhao, R., Wang, X., Jiang, X., & Li, S. (2021). Cognitive frailty and falls in Chinese elderly people: a population‐based longitudinal study. European journal of neurology, 28(2), 381-388.
  • Noh, H. M., Song, H. J., Park, Y. S., Han, J., & Roh, Y. K. (2021). Fall predictors beyond fall risk assessment tool items for acute hospitalized older adults: a matched case–control study. Scientific reports, 11(1), 1-9.
  • Pasa, T. S., Magnago, T., Urbanetto, J. S., Baratto, M., Morais, B. X., & Carollo, J. B. (2017). Risk assessment and incidence of falls in adult hospitalized patients. Revista latino-americana de enfermagem, 25, e2862-e2868.
  • WHO (2018a). Aging and Health. Retrieved from http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/ageing-and-health .
  • WHO (2018b). Falls. Retrieved from http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/falls .
  • Yang, Y., Mackey, D. C., Liu-Ambrose, T., Leung, P. M., Feldman, F., & Robinovitch, S. N. (2017). Clinical Risk Factors for Head Impact During Falls in Older Adults: A Prospective Cohort Study in Long-Term Care. J Head Trauma Rehabil, 32(3), 168-177.