Nhận diện một số loài nấm độc thuộc chi nấm Russula được thu thập tại Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk dựa trên các đặc điểm hình thái

Main Article Content

Nhận diện một số loài nấm độc thuộc chi nấm Russula được thu thập tại Vườn quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk dựa trên các đặc điểm hình thái

Tác giả

Trần Thị Kim Thi
Hữu Kiên Nguyễn
Trần Thị Thu Hiền

Tóm tắt


Trong bài báo này, nhóm tác giả mô tả chi tiết các đặc điểm hình thái của một số loài nấm độc thuộc chi Russula tại Vườn quốc gia Yok Đôn, Tỉnh Đắk Lắk. Bước đầu, dựa vào đặc điểm hình thái, nhóm tác giả ghi nhận 04 loài nấm độc thuộc chi Russula tại Vườn quốc gia Yok Đôn bao gồm: Russula cf. emetica (Schaeff.) Pers. 1796; Russula cf. foetens Pers. 1796; Russula cf. queletii Fr. 1872; Russula cf. subnigricans Hongo 1955. Trong đó có 2 loài nấm là Russula cf. queletii Fr. 1872; Russula cf. subnigricans Hongo 1955 được ghi nhận mới cho Tây Nguyên (so với Nấm lớn Tây Nguyên của tác giả Lê Bá Dũng). Bổ sung vào danh mục nấm lớn của Việt Nam ( so với Nấm lớn Việt Nam của tác giả Trịnh Tam Kiệt).


Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Kim Thi

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Trần Thị Kim Thi; ĐT: 0377064299; Email: ttkthi@ttn.edu.vn.

Hữu Kiên Nguyễn

Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên

Trần Thị Thu Hiền

Trường Cao Đẳng Sư Phạm Đắk Lắk

Tài liệu tham khảo

  • Lê Bá Dũng (2003). Nấm lớn ở Tây Nguyên, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật và Hà Nội.
  • Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2014). "Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch tiết nấm xốp gây nôn (Russula emetica) lên một số chỉ tiêu hóa sinh, huyết học và tim mạch trên động vật", Tạp chí Y – Dược học quân sự, (6).
  • Nguyễn Kim Đào (2003). Hệ sinh thái rừng khộp, Tiềm năng và triển vọng, Tạp chí hoạt động khoa học.
  • Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Đại Nguyên và cộng sự (2017). "Kết quả nghiên cứu thành phần loài nấm độc ở khu bảo tồn Nam Kar, tỉnh Đắk Lắk", Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6, Hà Nội.
  • Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn ở Việt Nam, (Tập 1), Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
  • Trịnh Tam Kiệt (2012). Nấm lớn ở Việt Nam, (Tập 2), Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
  • Trịnh Tam Kiệt (2013). Nấm lớn ở Việt Nam, (Tập 3), Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
  • Cao Văn Trung và cộng sự (2016). "Đặc điểm sinh học một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2013 – 2015", Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI số 15(188), trang 211-222.
  • Das K, Dowie NJ, Li GJ, Miller SL (2014). Two new species of Russula (Russulales) from India.
  • Geml J.; Taylor, DL (2013). Biodiversity and molecular ecology of Russula and Lactarius in Alaska based on soil and sporocarp DNA sequences.
  • Ghosh, Aniket; Das, Kanad; Bhatt, Rajendra P.; Hembrom, Manoj E. (2020). Nova Hedwigia Band 111 Heft 1-2, Two new species of the genus Russula from western Himalaya with morphological details and phylogenetic estimations
  • Hosger Krisp (2014). Gooseberry Russula, Russula queletii , Family: Russulaceae.
  • Jong Tae Chon and Jin Hyung Han (2016). A Case of Mushroom Poisoning with Russula subnigricans:Development of Rhabdomyolysis, Acute Kidney Injury, Cardiogenic Shock, and Death, Case Reports, Korean Med Sci (2016) Jul;31(7):1164-7. doi:10.3346/jkms.2016.31.7.1164.
  • S.C. Teng (1964). Fungi of China, by the Department of Plant Pathology Cornell University, Ithaca, NY 14853.
  • Wisitrassameewong, K., Manz, C., Hampe, F. et al. (2022). Two new Russula species (fungi) from dry dipterocarp forest in Thailand suggest niche specialization to this habitat type. Sci Rep 12, 2826 http://www.indexfungorum.org/Names/Names.asp (28/09/2022)