Một Nhân vật anh hùng văn hóa trong sử thi M'Nông với đời sống văn hoá - xã hội tộc người

Main Article Content

Một Nhân vật anh hùng văn hóa trong sử thi M'Nông với đời sống văn hoá - xã hội tộc người

Tác giả

Triệu Văn Thịnh

Tóm tắt

Trong sử thi M’nông, nhân vật Tiăng là bậc tiên tổ, là đấng sáng tạo, là anh hùng văn hóa. Tiăng vừa là người mở mang, khai sáng, truyền dạy mọi tri thức về tự nhiên và xã hội cho cộng đồng vừa là người xây dựng, tổ chức và quản lý hình thái xã hội đầu tiên của loài người - hình thái công xã thị tộc. Tiăng là nhân vật mang tính biểu tượng của người M’nông cả trong quá khứ và hiện tại. Trong cuộc sống, người M’nông nào cũng mong muốn mình sẽ được oai phong, dũng mãnh, đường bệ và được mọi người kính trọng, nể phục như Tiăng. Hình ảnh, lời nói của Tiăng trong tác phẩm sử thi đến nay vẫn còn nguyên giá trị với người M’nông. Người M’nông vẫn lấy những lời răn dạy của Tiăng để khuyên nhủ con cháu mình hãy làm những điều hay lẽ phải, hãy chăm lo lao động sản xuất và nêu cao ý thức gìn giữ những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc.

Article Details

Chuyên mục
Khoa học Xã hội
Tiểu sử Tác giả

Triệu Văn Thịnh

Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên;
Tác giả liên hệ: Triệu Văn Thịnh; ĐT: 0914055760; Email: tvthinh@ttn.edu.vn

Tài liệu tham khảo

  • Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Tây Nguyên
  • Trương Bi (2003), Chàng Tiăng bán tượng gỗ, Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk.
  • Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1998), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục.
  • Hêghen (1972), Mỹ học T.4, Nhữ Thành dịch, NXB Văn học.
  • Phan Thu Hiền (1999), Sử thi Ấn Độ, NXB Giáo dục.
  • Đỗ Hồng Kỳ (1993) Sử thi cổ sơ M'nông, NXB Văn hóa dân tộc.
  • Đỗ Hồng Kỳ (1997), Sử thi thần thoại M'nông (sách sưu tầm), NXB Văn hóa dân tộc.
  • Đỗ Hồng Kỳ (2008) Văn học dân gian Êđê - M'nông
  • Phan Đăng Nhật (1999), Vùng sử thi Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội.
  • Võ Quang Nhơn (1997), Sử thi anh hùng Tây Nguyên, NXB Giáo dục.
  • E. Mêlêtinxki (2004), Thi pháp của huyền thoại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội (Trần Nho Thìn, Song Mộc dịch).
  • Phạm Nhân Thành (2009), Hệ thống nghệ thuật của sử thi Tây Nguyên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Triệu Văn Thịnh (2017 đến 2022), Nhật ký điền dã.
  • Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2006), Ting, Rung chết, NXB Khoa học xã hội.
  • Trần Tấn Vịnh (1996), Mùa rẫy bon Tiăng, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Đắk Lắk.