Khả năng hấp phụ asen trong nước bằng vật liệu laterit biến tính nhiệt kết hợp phủ nano Fe3O4

Main Article Content

Khả năng hấp phụ asen trong nước bằng vật liệu laterit biến tính nhiệt kết hợp phủ nano Fe3O4

Tác giả

Trần Thị Minh Hà
Đặng Thị Thùy My
Lê Thị Thúy Loan
Võ Hoài Nam

Tóm tắt



Nghiên cứu đã tổng hợp vật liệu Laterit biến tính nhiệt kết hợp phủ nano Fe3O4 trên nền Laterit đá ong tự nhiên thu thập tại xã Nam Dong, tỉnh Đắk Nông bằng phương pháp nhiệt và phương pháp đồng kết tủa hỗn hợp dung dịch các muối FeSO4 và FeCl3. Vật liệu sau khi tổng hợp được xác định cấu trúc đặc trưng, kết quả chụp SEM cho thấy bề mặt của vật liệu không có sự đồng nhất về hình dạng, có nhiều khe rỗng với kích thước khác nhau tạo ra các vi mao quản hấp phụ; diện tích bề mặt riêng của vật liệu ở kích thước cỡ hạt ≤0,25mm là 30,712 m2/g; vật liệu Laterit biến tính cho thấy sự xuất hiện các pick đặc trưng chính tại góc 2θ là 35,50°; 42,30°; 57,30° và 62,80° thuộc cấu trúc spinel đảo của tinh thể Fe3O4. Đồng thời, giá trị pH = 7 được xác định là điểm điện tích không của vật liệu. Khả năng hấp phụ Asen bằng vật liệu Laterit biến tính cho hiệu quả hấp phụ cao nhất ở pH = 4 với hiệu suất hấp phụ đạt 94,9%; thời gian tiếp xúc để quá trình hấp phụ đạt cân bằng là 120 phút. Nhìn chung, ở các mẫu có nồng độ Asen ban đầu khác nhau thì dung lượng hấp phụ của vật liệu Laterit biến tính cao hơn so với vật liệu laterit chưa biến tính (mẫu đối chứng).


 




Article Details

Chuyên mục
Khoa học Tự nhiên & Công nghệ
Tiểu sử của Tác giả

Trần Thị Minh Hà

Khoa KHTN&CN, Trường Đại học Tây Nguyên.
Tác giả liên hệ: Trần Thị Minh Hà, ĐT: 0946959247, Email:ttmha@ttn.edu.vn.

Đặng Thị Thùy My

Khoa KHTN&CN, Trường Đại học Tây Nguyên

Lê Thị Thúy Loan

Khoa KHTN&CN, Trường Đại học Tây Nguyên

Võ Hoài Nam

SV., Khoa KHTN&CN, Trường Đại học Tây Nguyên

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Như Ngọc, Đoàn Hà Huyên (2011). Tổng hợp vật liệu Mangan dioxit kích cỡ nanomet trên chất mang Laterit và nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu đối với Asen. Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, Số 25 – 1/2011.
  • Vũ Thị Duyên, Nguyễn Thị Ni Na, Đinh Văn Tạc (2019). Chế tạo vật liệu nano Fe3O4 phân tán trên xơ dừa để hấp phụ ion kim loại nặng trên môi trường nước. UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education.
  • Phạm Thị Mai Hương, Trần Hồng Côn, Trần Thị Dung (2017). Nghiên cứu khả năng hấp phụ As(V) trong môi trường nước bằng bã bùn đỏ Tây Nguyên sau tách loại hoàn toàn nhôm và các thành phần tan trong kiềm. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 1 (2017) 26-35.
  • Lê Thị Mùi (2009). Xây dựng phương pháp xác định tổng Asen trong một số nguồn nước bề mặt ở thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 4(33).
  • Nguyễn Hoàng Nam (2014). Creating nano composite TiO2.Fe2O3/Laterite material applying to treat arsenic compound in groundwater. Journal of Vietnamese. Environment,. 2014, Vol. 6, No. 1, pp. 52- 57, DOI: 10.13141/jve.vol6.no1.pp52-57.
  • Nguyễn Thị Ngọc (2011). Nghiên cứu khả năng xử lý amoni trong nước bằng nano MnO2 - FeOOH mang trên Laterit (đá ong) biến tính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Nguyễn Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Thị Hoàng Hà, Phạm Thị Thuý, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Thị Huyền Nga (2016). Nghiên cứu khả năng hấp phụ kim loại nặng và Asen của Laterit đá ong huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 321-326.
  • Vũ Minh Thắng (2012). Nghiên cứu xử lý Asen trong nước ngầm bằng vật liệu zeolit biến tính đioxít mangan (MnO2), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Lê Thu Thủy, Trần Hồng Côn (2012). Thử nghiệm và đánh giá khả nâng hấp phụ của Asen bằng MnO2 có kích thước cỡ nano trên Laterit biến tính nhiệt. Tạp chí Khí tượng thủy văn, tập 623, số 11 (2012).
  • Yacouba Sanou, Dương Thị Kiều Trang (2017). Nghiên cứu khả năng hấp phụ As trong nước bằng vật liệu Laterit dưới dạng mô hình cột, Viện môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
  • Maiti, A., DasGupta, S., Basu, J. K., & De, S. (2007). Adsorption of arsenite using natural Laterite as adsorbent. Separation and Purification Technology, 55(3), 350-359.
  • E. Keskinkilic, S. Pournaderi, A. Geveci, Y.A. Topkaya (2012). Calcination characteristics of Laterite ores from the central region of Anatolia. The Journal of The Southern African Institute of Mining and Metallurgy, vol. 112, page 877-882.
  • Sanjoy K. Maji, Anjali Pal & Tarasankar Pal (2008). Arsenic removal from aqueous solutions by adsorption on Laterite soil. Journal of Environmental Science and Health, Part A, 42:4, 453-462.